bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Định giá và Thẩm định giá

Định giá và Thẩm định giá


Một số định nghĩa, khái niệm về Định giá và Thẩm định giá

Tiêu chí

Định giá

Thẩm định giá

 

 

Định nghĩa

- “Định giá bất động sản là họat động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định” (điều 4, Luật Kinh doanh bất động sản của Việt Nam).

- “Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế” (Điều 4, Pháp lệnh giá của Việt Nam).

 

 

 

 

Bản chất

- Định giá là việc quy định giá mua, giá bán tài sản bất động sản của chủ sở hữu, người sản xuất kinh doạnh, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước theo một trình tự và thủ tục nhất định? Định giá được thực hiện bởi chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh hoặc Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

- Thẩm định giá chỉ duy nhất là xác định một mức giá tài sản tại một địa điểm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá được Nhà nước quy định? Kết quả thẩm định giá bất động sản chỉ mang tính tư vấn và thông thường dựa trên cơ sở giá thị trường.

 

 

 

 

 

Tính pháp lệnh

-      Định giá của Nhà nước chỉ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước? Những mức giá do Nhà nước quy định mang tính pháp lệnh rất cao, bắt buộc mọi đối tượng phải chấp hành nghiêm chỉnh.

-      Định giá của chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh không mang tính pháp lệnh. Nếu các mức giá đã quy định phù hợp với thị trường thì được thị trường chấp nhận; nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh.

- Đối với thẩm định giá, kết quả thẩm định giá được sử dụng vào mục đích đã ghi trong hợp đồng. Kết quả thẩm định giá có thể được sử dụng là một trong những căn cứ để xem xét phê duyệt chi từ ngân sách nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản bảo đảm vốn vay ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác đã được ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

 

 

 

 

 

Phạm vi

-      Phạm vi định giá của Nhà nước được thể hiện ở danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Nhà nước chỉ định giá một số ít hàng hóa dịch vụ quan trọng có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân.

-      Phạm vi định giá của chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh rất rộng: tất cả hàng hóa dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá.

- Đối với thẩm định giá, ngoài phạm vi hàng hóa dịch vụ do nhà nước định giá, tài sản của Nhà nước (nếu không qua đấu thầu, đấu giá) còn lại đều là đối tượng của thẩm định giá.

 

 

 

 

 

 

 

Trình tự, thủ tục ra quyết định

-      Đối với định giá của Nhà nước: Trình tự định giá tài sản, hàng hóa dịch vụ phải tuân thủ một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật được thể hiện theo các bước sau:

+ Tổ chức, doanh nghiệp phải lập phương án giá tài sản, hàng hóa dịch vụ theo quy định của nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Sau khi nhận được phương án giá, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định phương án giá, căn cứ vào quy định hiện hành để quyết định mức giá.

+ Cơ quan có thẩm quyền có thể tổ chức họp với các ngành có liên quan trước khi ban hành quyết định giá.

+ Cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định giá.

+ Đối với định giá của chủ sỡ hữu, người sản xuất kinh doanh: Trình tự định giá đa dạng do chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh chọn lựa quy định.

-          Đối với thẩm định giá: trình tự thẩm dịnh giá thường qua các bước cơ bản sau:

 

+ Khách hàng nộp đơn yêu cầu thẩm định giá.

+ Tổ chức thẩm định giá nghiên cứu hồ sơ, xác định mục đích thẩm định giá, lập quy trình, phương pháp thẩm định giá được nhà nước quy định để tiến hành thẩm định giá.

+ Tiến hành điều tra, khảo sát về đối tượng thẩm định giá, tình hình thị trường của tài sản bất động sản cần thẩm định giá, thu thập các thông tin có liên quan đến tài sản cần thẩm định giá? Áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp.

+ Viết báo cáo kết quả thẩm định giá và thông báo (Chứng thư thẩm định giá) cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

Trình độ chuyên môn

-      Việc ban hành quyết định giá của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành, dựa trên sự tham mưu, đề xuất của cơ quan chuyên môn?kết quả mang tính tập thể.

-      Việc định giá của chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh có thể mang tính cá nhân hoặc tập thể và dựa theo tín hiệu của thị trường và cũng đòi hỏi phải được đào tạo chuyên môn, nhất là việc định giá của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Đối với thẩm định giá: Kết quả thẩm định giá hoàn toàn phụ thuộc vào thẩm định viên?Trong công tác thẩm định giá đòi hỏi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp và việc áp dụng linh họat các phương pháp thẩm định giá của thẩm định viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Về tổ chức

-      Đối với hàng hóa thuộc danh mục do Nhà nước định giá, tổ chức định giá là các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

-      Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh được quyền tự định giá đối với những tài sản, hàng hóa dịch vụ ngoài danh mục Nhà nước định giá theo đúng pháp luật. Việc định giá thường do các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn đề xuất và lãnh đạo đơn vị quyết định

-      Đối với thẩm định giá: Các nước có hiệp hội thẩm định giá, hiệp hội thẩm định giá là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp của những người làm công tác thẩm định giá, chỉ có những người đủ tiêu chuẩn hành nghề thẩm định giá mới được tham gia vào hiệp hội. Nếu vi phạm sẽ bị khai trừ khỏi hiệp hội và đương nhiên sẽ không được hành nghề thẩm định giá.

-      Ở Việt Nam, thẩm định giá được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp, là các doanh nghiệp thẩm định giá.

 

 

 

 

 

 

Căn cứ pháp lý thực hiện

-      Đối với tài sản do Nhà nước định giá thì việc định giá của cơ quan có thẩm quyền định giá phải căn cứ vào quy định của Pháp lệnh Giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Quy chế tính giá tài sản hàng hóa dịch vụ ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

-      Đối với hàng hóa do chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh tự định giá thì căn cứ vào chức năng, quyền hạn do pháp luật quy định.

-      Đối với Thẩm định giá: Doanh nghiệp họat động thẩm định giá phải căn cứ vào quy định của Pháp lệnh Giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghị định của Chính phủ số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 về thẩm định giá) và Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

 

 

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>