bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Học giả Trung Quốc tham vọng muốn "nuốt" cả Okinawa

Học giả Trung Quốc tham vọng muốn "nuốt" cả Okinawa

 Hội thảo diễn ra tại trường Đại học Nhân dân (Renmin University). Tham dự hội thảo còn có nhiều nhà nghiên cứu, các cán bộ hưu trí từ hàng ngũ cấp cao của Quân đội Giải phóng Nhân Dân. Tất cả đều thể hiện sự quan tâm đến quần đảo hấp dẫn hơn, chuỗi đảo Ryukyu ở cực nam của Nhật Bản, bao gồm trụ cột chiến lược Okinawa, nơi có 1,3 triệu công dân Nhật Bản đang sinh sống, chưa kể đến 27.000 binh sĩ Mỹ.

 

Trung Quốc biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh hồi tháng Chín năm ngoái, phản đối việc mua lại ba hòn đảo trong quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

 

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố chủ quyền đối với Okinawa hoặc các đảo khác trong chuỗi đảo Ryukyu. Đây là hành động mới nhất về chiến dịch ‘bán chính thức’ của Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền của chuỗi đảo này.

 

Hồi tháng Ba, một tạp chí liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng tải một bài viết dài 4 trang về vấn đề này. Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã đăng tải bài viết của hai học giả từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh có thể có chủ quyền đối với chuỗi đảo Ryukyu.

 

Một tuần trước khi hội thảo này diễn ra, một quan chức quân sự hiếu chiến của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không có chủ quyền đối với chuỗi đảo Ryukyu vì cư dân trên đảo đã cống nạp cho hoàng đế Trung Hoa từ hàng trăm năm, ngay cả sau khi bị một chính quyền phong kiến Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1609.

 

Thiếu tướng Luo Yuan của Trung Quốc nói: "Tới giờ, chúng ta đừng thảo luận xem chúng (quần đảo Ryukyu) có thuộc về Trung Quốc hay không - chúng chắc chắn  là nước chư hầu của Trung Quốc. Tôi không nói rằng tất cả các nước chư hầu trước đây đều thuộc về Trung Quốc, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng Ryukyu không thuộc về Nhật Bản".

 

Một quan chức quân sự cấp cao khác của Trung Quốc, Trung tướng Thích Kiến Quốc nêu quan điểm khuyến khích những nhận xét trên. Ông  Thích Kiến Quốc đã khẳng định tại một hội nghị ở Singapore vừa qua rằng: "Các học giả được tự do đưa ra bất kỳ ý kiến nào mà họ muốn. Nó không đại diện cho quan điểm của chính phủ Trung Quốc".

 

Tại hội thảo trên, Zhang Shengjun, Phó chủ nhiệm khoa khoa học chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết việc đặt câu hỏi về chủ quyền của Okinawa hữu ích cho việc đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc khu vực.

Ông Zhang nói: "Mọi người nghĩ rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc chỉ có một khuôn mặt - muốn một thế giới hài hòa". Nhưng vấn đề Okinawa có ích trong việc cho thấy "mặt đen" của chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trong nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc, khuôn mặt đen đại diện cho tính cách nghiêm túc, bền bỉ, táo bạo.

Noboru Yamaguchi, một vị tướng về hưu của quân đội Nhật Bản và hiện là giáo sư tại Học viện Quốc gia ở Tokyo, cho rằng phương pháp này của Trung Quốc có thể phản tác dụng. Nó sẽ khiến cho Nhật Bản nỗ lực hơn nữa nhằm chống lại Trung Quốc để có được quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thậm chí nó sẽ có thể có tác động rộng lớn hơn nữa. Ông nói: “Tôi không nghĩ việc Trung Quốc làm như vậy là khôn ngoan, bởi vì nó sẽ làm tổn hại đến uy tín của nước này trên thế giới”.

 

Zhang Haipeng, một trong những tác giả của bài báo về Okinawa mà Nhân dân Nhật báo đã đăng tải, cho biết Okinawa có vị trí quan trọng đối với những tham vọng triển khai sức mạnh hải quân vào Thái Bình Dương của Trung Quốc, lưu ý rằng Ryukyu ở rìa phía bắc của một chuỗi các hòn đảo bao gồm Đài Loan và một phần của Philippines, cả hai cùng với Nhật Bản đều được Bắc Kinh coi là đồng minh của Mỹ. 

 

Theo Infonet

Trang tin doanh nghiệp: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>