bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Khi teen bỗng dưng muốn... nổi loạn

Khi teen bỗng dưng muốn... nổi loạn

Nếu bỗng dưng muốn nổi loạn, hãy học cách làm mới bản thân và hướng theo những điều mới mẻ tích cực, bạn nhé!

“Sáng nắng, chiều mưa” vốn là câu nói quen thuộc khi nói về những người trẻ chúng mình. Và quả thực, nhiều khi chúng ta thay đổi nhanh đến mức chóng mặt, khiến phụ huynh cũng như người thân xung quanh không thể thích ứng kịp thời ngay được. Cũng chẳng có gì là lạ khi “bỗng dưng” teen trở nên nổi loạn. Để ứng phó với những trường hợp nổi loạn như thế, bản thân mình nên làm thế nào nhỉ?

Biểu hiện của sự "nổi loạn"

Nổi loạn vốn là sự thay đổi một cách tột độ trong tính cách, sở thích cá nhân của teen mình, có thể nói là sự thay đổi 180 độ. Sẽ dễ dàng nhận ra đó là khi những bạn ấy bình thường chăm học, không hay đi chơi nhưng bỗng dưng có một hôm lại đi chơi về rất muộn và không hề xin phép bố mẹ, về đến nhà cũng không tỏ ra ăn năn, hối lỗi.

Hay nhiều trường hợp có bạn tự ý xăm hình, đeo khuyên mặc dù biết ông bà, bố mẹ trong gia đình tỏ ý không vừa lòng. Cũng có trường hợp giới trẻ nổi loạn bằng cách… dạt nhà. Sau chuỗi ngày đi bụi “tự phát” mới trở về nhà khiến gia đình được phen hoảng hốt.



Khi teen bỗng dưng muốn... nổi loạn 2

Đi tìm nguyên nhân

Chỉ khi tâm lý ở trạng thái không thoải mái, cảm giác bị stress nặng mới dẫn đến việc teen nghĩ ra những trò tiêu khiển khác xa so với tính cách, sở thích thường ngày của mình. Và những biểu hiện khi ấy được các bạn ấy khát khao thực hiện một cách tột độ như thể chứng minh mình đã lớn, phải được công nhận và có thể chịu mọi trách nhiệm về tất cả những chuyện mình làm. Chính vì vậy mà các bạn ấy sẽ bất chấp thái độ của gia đình, bạn bè để làm cho bằng được, để “nổi loạn” cho bằng được.

Ở teen mình, đây lứa tuổi đang dần trưởng thành, đang phát triển và hình thành nhận thức, nhân cách. Chính vì vậy những sự việc trải qua có thể vừa ý, có thể không vừa ý, đều ghi dấu một cách rõ rệt trong nhận thức. Có nhiều trường hợp vì bị áp đặt quá nhiều nên các bạn trẻ ức chế với gia đình, bè bạn, muốn nổi loạn để chứng tỏ bản thân. Cũng có nhiều trường hợp do bị kích bác bởi bạn bè, do học hỏi và tiếp thu không đúng mực nên phát triển lệch lạc suy nghĩ dẫn đến sự nổi loạn khó hiểu.

Sự nổi loạn ở tuổi trẻ quả thực có những việc nằm trong giới hạn cho phép nhưng cũng có nhiều chuyện không thể chấp nhận được bởi hậu quả của nó gây ra có thể ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống sau này. Vậy nên làm thế nào để khống chế sự nổi loạn của chính mình?

Làm gì khi bỗng dưng muốn "nổi loạn"

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân sự nổi loạn của chính mình, bạn đang muốn được làm mới mình, muốn được thay đổi bản thân hay muốn làm việc này việc nọ chạy theo bạn bè? Sau khi tìm được nguyên nhân hãy tìm cách để nổi loạn một cách có-chừng-mực.

Nếu cảm thấy áp lực do học hành, cảm giác chán học, chỉ muốn bỏ đi chơi bời, hãy bớt chút thời gian để "nổi loạn" tại các khu vui chơi, khu trung tâm thương mại, ra rạp xem những bộ phim bom tấn,… chẳng hạn, bạn sẽ cảm thấy khá hơn nhiều đấy!

Bạn muốn mình trở nên khác biệt, điều này không hề xấu chút nào, miễn là đừng làm mọi chuyện quá trớn và đẩy mọi việc đi quá xa tầm kiểm soát. Bạn có thể thay đổi một chút với mái tóc vuốt keo, thay đổi sang style cá tính trong một buổi đi chơi với bạn bè, chỉ vậy đã khác biệt so với ngày thường của chính mình rồi phải không?

Chúng mình hãy ghi nhớ một điều rằng, sự nổi loạn trong khuôn phép là những sự nổi loạn đáng yêu, có thể chấp nhận được. Còn những sự nổi loạn vượt quá xa khả năng của bản thân, hãy coi đó là sự nổi loạn đáng xấu hổ và nên tránh. Chúng ta chỉ thực sự trưởng thành khi biết tự chịu trách nhiệm với những việc mà bản thân gây ra. Vì vậy, nếu bỗng dưng muốn nổi loạn, hãy học cách làm mới bản thân và hướng theo những điều mới mẻ tích cực, bạn nhé!
theo: kenh14.vn 

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>