bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Lâm Vinh Hải lúc nào cũng thấy vợ đẹp

Lâm Vinh Hải lúc nào cũng thấy vợ đẹp

 - Sau cuộc thi Thử thách cùng bước nhảy, nhiều fan, nhất là fan nữ, ngạc nhiên khi biết anh lấy vợ khá sớm - lúc 22 tuổi. Điều gì ở bà xã khiến anh quyết định cưới?

- Cưới vợ là duyên may mà trời cho mình. Tôi cưới vợ vì khi yêu nhau lúc nào ở bên cô ấy tôi cũng có cảm giác yên tâm nhất. Thời còn yêu nhau, vì cô ấy cũng là một vũ công nên hầu như ngày nào hai đứa cũng gắn với nhau từ sáng đến chiều tối. Nghĩ lại nhiều lúc thấy buồn cười là ở thậm chí còn không biết nói chuyện gì với nhau vì người này đều biết rõ là người kia đang làm cái gì.

Trước khi lập gia đình, tôi sống mà không biết tính toán gì, cứ thích sao sống vậy nên làm ra tiền mà cũng như trắng tay. Từ ngày có cô ấy, tôi thấy cuộc sống ổn định hơn. Vợ tôi lúc nào cũng chủ động quán xuyến mọi việc.

Giờ cô ấy cũng là người nắm giờ giấc, sắp đặt các cuộc hẹn, lịch làm việc của tôi... Nói chung là tôi phải chịu "sự quản lý" của cô ấy.

19-jpg-1358653363-1358654251-500x0-jpg-1
Lâm Vinh Hải (phải) và người vợ trẻ.

- Tuổi còn trẻ, đẹp trai, lại hoạt động trong ngành giải trí, anh làm thế nào tránh những phút xao lòng khi tiếp xúc với những người đẹp khác?

- Đàn ông ai chẳng thích phụ nữ đẹp, tôi cũng không ngoại lệ. Nhiều khi gặp người đẹp mình cũng rung động chút, cũng có cảm giác thích thích. Nhưng mọi việc chỉ ngừng lại ở thích như thế thôi, không có gì hơn. Tôi không phải là dạng người đào hoa, cũng không nhiều tính nghệ sĩ. Vợ chồng muốn sống chung với nhau lâu dài thì quan trọng là hợp tính tình chứ không phải là chuyện đẹp hay xấu... Tôi vẫn luôn thấy vợ mình đẹp!

- Anh dành thời gian cho con gái của mình như thế nào?

- Thật sự do công việc của một vũ công nên tôi không dành được nhiều thời gian cho con gái nhỏ. Nhiều khi cả hai vợ chồng cùng đi hết, con được gửi cho ông bà giữ giúp. Tối tôi thường đi làm về rất trễ, phải ngủ lấy sức nên sáng cũng dậy khá trễ. Con còn nhỏ lại hay ngủ vì thế tôi ít được chơi với bé. Nhưng tôi vẫn thích nhất là những lúc đi làm về mệt, được ôm con ngủ, xem con quậy, chơi với con...

Vợ chồng tôi cũng định khi bé được 3-4 tuổi thì cho đi học ballet, không phải là để định hướng cho con trở thành vũ công sau này mà trước hết là để cho con học cách vận động và giữ gìn sức khỏe, sự dẻo dai.

- Các giải thưởng đoạt được đã thay đổi cuộc sống của anh ra sao?

- Tôi ngày càng bận bịu hơn với nhiều công việc ngoài chuyên môn của mình, như đi chụp ảnh thời trang, đi làm quảng cáo chẳng hạn... Tuy vậy, điều tôi thấy có thấy thay đổi lớn nhất chính là thái độ của mọi người dành cho các vũ công như chúng tôi. Cuộc thi nhảy vừa qua giúp cho mọi người hiểu thêm về nghề này và mọi người cũng có cái nhìn thiện cảm hơn, đối xử với mình tốt hơn trước rất nhiều.

lam-vinh-hai-3-jpg-1362701624-1362702112
"Với nhảy múa tôi được là chính mình. Khi lên sân khấu, mỗi lúc thăng hoa cùng điệu nhảy, tôi như quên hết tất cả, thậm chí cả khán giả...", chàng vũ công 24 tuổi chia sẻ.

- Vậy trước đây có điều gì khiến anh từng tủi thân vì nghề nghiệp?

- Cũng không có gì tủi thân nhưng nhiều khi mình cũng nhận ra sự khác biệt trong đối xử. Ví dụ trong một đêm nhạc, ca sĩ có phòng thay đồ riêng chẳng hạn, còn vũ công thì phải thay ở một góc sân khấu. Nhưng tôi cũng không đặt nặng vấn đề này vì chuyện đó cũng tùy tình huống. Có khi là do ban tổ chức không thể chuẩn bị phòng riêng cho vũ công nhưng cũng có khi vì tiết mục nhanh quá, đòi hỏi thay đồ tại chỗ để còn kịp chạy ra trình diễn.

- Áp lực lớn nhất của một người nhảy múa chuyên nghiệp như anh là gì?

- Luôn muốn mình phải ngày càng giỏi hơn, sáng tạo hơn chứ không để mình bị giậm chân tại chỗ. Mà những thử nghiệm, sáng tạo trong nghề nhảy đôi khi có thể mang đến những rủi ro. Nhẹ thì trật cổ tay, khớp tay, các kiểu trầy trụa, nặng thì chấn thương gì đó... Nói chung mỗi nghề có một cái khó riêng.

-  Anh có những chế độ riêng nào để giữ vóc dáng và thể lực?

- Nhiều người cứ tưởng tôi phải ăn uống kiêng khem lắm nhưng tôi lại rất thoải mái trong chuyện này. Tôi không ép mình vào chế độ đặc biệt nào cả. Với cường độ làm việc như một vận động viên, tôi càng ăn nhiều khi lao động nhiều. Nhưng cũng có lúc ăn qua quýt ở hậu trường buổi tập cho xong. Có ngày chỉ ăn vội một bữa. Kiểu này cũng không khoa học lắm và có vẻ ỷ sức mình còn trẻ (cười), chắc sau này cũng phải thay đổi đi một chút!

- Anh từng đăng ký đi học trường múa nhưng sau đó nghỉ học nửa chừng, vì sao thế?

- Trước đây tôi đăng ký vào trường múa hệ 2 năm nhưng học được một học kỳ thì tôi nghỉ. Một phần do công việc quá bận. Sáng tôi phải luyện tập, tối lại đi làm, rồi phải ngủ bù để lấy lại sức nên không thể sắp xếp thời gian đến lớp.

Nhưng tôi có may mắn là đã gặp được nhiều người thầy luôn chỉ dạy cho tôi hết sức tận tình, trong đó có biên đạo Johnny Huy Trần. Tôi học được ở anh rất nhiều thể loại nhảy khác nhau: hip hop, Jazz, break dance, đương đại... Học ở trường cũng tốt vì họ đào tạo bài bản, chuyên sâu nhưng lại có hạn chế là không đa dạng, bài bản quá đôi khi hạn chế sáng tạo.

lam-vinh-hai-6-jpg-1362701624-1362702112
Lâm Vinh Hải mơ một ngày nào đó có thể xây dựng được trung tâm múa của riêng mình.

Anh nghĩ thế nào về sân chơi lẫn sân hoạt động chuyên nghiệp của các vũ công ở Việt Nam hiện nay?

- Các chương trình lớn dành cho nghệ sĩ múa, vũ công ở Việt Nam chưa nhiều. Lâu lâu mới có một show lớn để mọi người cùng nhau thể hiện đam mê. Ngay cả những thí sinh vào top 4 của So You Think You Can Dance phiên bản Việt mùa đầu tiên cũng được quy định là không tham gia vào các mùa giải tiếp theo nên cũng mất sân chơi rất bổ ích này.

Tài năng nhảy múa ở Việt Nam nhiều nhưng họ đang thiếu nơi hoạt động. Thêm vào đó, hiện nay một số vũ công tên tuổi còn mới nhưng không có ý thức nghề nghiệp để nâng cao khả năng mình, chỉ hoạt động cho có. Họ sẵn sàng lấy giá biểu diễn, giá biên đạo thấp hoặc miễn phí, giống như “phá giá”, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong nghề.

Điều này khiến tôi nung nấu ý định tổ chức một chương trình dành cho những người yêu nhảy trong tương lai.

- Nghề vũ công tuổi thọ không cao, anh có dự tính gì cho tương lai xa?

- Đến chừng 30 tuổi là người vũ công phải cẩn thận hơn trong mọi vận động, các cơ và sự dẻo dai sẽ không còn như thời mười mấy, đôi mươi. Nhưng dù đến tuổi nào thì với tôi nhảy múa vẫn là đam mê. Tôi hy vọng đến ngày đó mình có thể là một người thầy truyền kinh nghiệm nghề nghiệp lại cho học trò của mình như thầy tôi bây giờ hoặc mở một trung tâm riêng đào tạo nhảy.

http://giaitri.vnexpress.net

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>