Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Cohen cho biết: "Chúng tôi đang tích cực tìm kiếm những ngân hàng cất giữ số tiền này. Sau khi xác định được vị trí, chúng tôi sẽ áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn gia đình Chủ tịch Kim tiếp cận chúng".
Trong khi đó, ngày 17-4, Đại sứ Nhật Bản tại Seoul tuyên bố rằng Tokyo sẵn sàng kí hiệp ước Tình báo quân sự với Hàn Quốc “bất cứ lúc nào” và thúc giục Seoul thúc đẩy hợp tác quân sự trước các mối đe dọa từ “sự hiếu chiến của Triều Tiên”.
Trong buổi họp báo các quan chức cấp cao tại Seoul, Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc - ông Koro Bessho cho biết rằng: “Nhật Bản đã sẵn sàng kí hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo quân sự với Hàn Quốc bất cứ lúc nào. Đây là một hiệp ước đôi bên cùng có lợi”.
Ông Bessho kêu gọi Seoul tăng cường hợp tác quân sự song phương với Tokyo như một phương tiện gây sức ép để Triều Tiên chấm dứt tham vọng hạt nhân và đối phó với các mối đe dọa ngày càng hiếu chiến.
Đại sứ Nhật Bản cho rằng Seoul, Tokyo và Washington phải tăng cường hợp tác ba bên tại khu vực Đông Bắc Á trước bối cảnh phải đối mặt với sự tăng trưởng của Trung Quốc trong khi Mỹ đang chuyển mối quan tâm ngoại giao và an ninh tập trung từ Iraq và Afghanistan sang châu Á.
“Triều Tiên đã đe dọa một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong bối cảnh các mối đe dọa mạnh mẽ đang đến từ Triều Tiên, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ”, ông Bessho nói.
“Trong khi liên minh Hàn -Mỹ và Nhật -Mỹ đã vô cùng vững chắc thì sự hợp tác quốc phòng giữa Hàn và Nhật vẫn còn dễ dàng bị tổn thương. Mặc dù đây là một vấn đề nhạy cảm nhưng tôi hi vọng hai quốc gia sẽ cố gắng để tạo nên một sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng”, Đại sứ Nhật Bản nói thêm.
Hiện tại có khoảng 28.500 lính Mỹ có mặt tại Hàn Quốc, và con số đó tại Nhật Bản là 50.000 binh sĩ. Theo ông Bessho thì nếu như chiến tranh nổ ra tại bán đảo Triều Tiên, quân đội Nhật Bản có thể hỗ trợ các nhiệm vụ hậu cần cho quân đội Mỹ.
“Trong trường hợp khẩn cấp, hầu hết các binh lính và vũ khí quân sự Mỹ tại Nhật Bản được điều động tới bán đảo Triều Tiên. Tôi tin rằng lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Hạm đội 7 Mỹ sẽ kết hợp với nhau để bảo vệ các tuyến đường biển”, ông Bessho nói.
Binh sĩ Hàn Quốc diễn tập quân sự gần khu vực phi quân sự ở Paju. Ảnh Reuters
Đại sứ Bessho còn bày tỏ “hi vọng mạnh mẽ” rằng Hàn Quốc và Nhật Bản có thể cải thiện quan hệ căng thẳng do tranh chấp trong lịch sử và các vấn đề lãnh thổ nhưng ông thừa nhận rằng “không có biện pháp đơn giản nào” trong việc cải thiện mối quan hệ Seoul-Tokyo.
Nếu được kí kết, hiệp ước Tình báo quân sự trên sẽ là hiệp ước quân sự đầu tiên giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, hồi tháng 7-2012, việc kí kết các thỏa thuận này đã phải hoãn lại do sự bất mãn mạnh mẽ của người dân Hàn Quốc. Những kí ức về sự tàn bạo của chế độ thực dân Nhật Bản tại bán đảo Triều Tiên vẫn còn sôi sục trong lòng người dân Hàn.
Mối quan hệ Nhật - Hàn lại càng căng thẳng từ khi cựu Tổng Thống Hàn Quốc Lee Myung-bak có chuyến thăm các đảo Dokdo, nơi mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Takeshima.
Trong một diễn biến khác, các quan chức quân sự Seoul cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẵn sàng cho một vụ phóng tên lửa tiềm năng nhưng không có dấu hiệu nào Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện trên bán đảo Triều Tiên.
Các quan chức thông báo phát hiện ra một vài tên lửa tầm trung được đặt trên bệ phóng di động được ngụy trang trong một nơi ẩn náu trên bờ biển phía Đông của Triều Tiên. Các tên lửa Musudan của Bình nhưỡng có tầm bắn ước tính lên tới 4000 km, có thể đe dọa tới Hàn Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Guam của Mỹ.
Theo Xã Luận
26 comments