bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Rợn người 'công nghệ' sản xuất giò, nem

Rợn người 'công nghệ' sản xuất giò, nem

 Bì lợn tẩy bằng hóa chất

 

Về đến đầu làng Bình Lương, xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) đã ngửi thấy mùi hôi thối của những phên bì lợn phơi dọc ven đường. Ở đây có nghề làm nem thính. Đứng khoảng 10 phút thấy xuất hiện những chiếc xe kéo chở đầy da lợn ùn ùn chạy vào ngõ, ngách rồi mất hút sau cổng nhà.

 

Trong vai một người từ Hà Tĩnh ra với mong muốn học nghề làm nem, giò chả, chúng tôi được tiếp cận một hộ sản xuất nem tại đây. Sau vài lời xã giao, chị Hoa (chủ hộ) đon đả mời chúng tôi vào “lò” sản xuất nhà chị.

 

Chúng tôi tận mắt thấy những đống da lợn còn bám đầy lông, dính đất cát vứt ngổn ngang giữa nền xi măng. Bên cạnh đó là những chiếc can nhựa đựng đầy hóa chất không rõ nguồn gốc. Một bếp than bằng đất sơ sài để phục vụ cho quá trình chế biến nem, giò chả cháy bừng bừng.

 

Can hóa chất không rõ nhãn mác dùng để tẩy trắng bì lợn tại xưởng sản xuất nem thính, giò

 

Chị Hoa cho biết, mỗi ngày gia đình chị dùng khoảng 4 tạ bì lợn để làm nem, giò và phần bì lợn còn lại đem mang sấy khô rồi nhập cho thương lái làm bóng bì. Nguồn bì lợn được một số chủ hàng thu gom ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và ở những lò mổ lợn ở Hà Nội.

 

Chị Hoa gọi chồng xách chiếc can nhựa màu xanh, bên trong có chứa chất lỏng. Bên ngoài chiếc can nhựa không hề có một thông tin nào về chất lỏng đựng bên trong can. Người đàn ông này dùng tay bốc đống bì lợn bèo nhèo dưới nền xi măng rửa qua một lượt bằng nước lạnh. Theo chị Hoa cho biết, rửa bì lợn qua một lần là để bì lợn được “uống nước”, như vậy sau khi ngâm với chất tẩy này thì những bụi bẩn và lông lợn sẽ nhanh chóng biến mất.

 

Xong công đoạn này, chồng chị lấy chiếc gáo nhựa hứng chất lỏng trong suốt từ trong chiếc can ra. Theo lời chị Hoa, để bì lợn được ngon, đủ độ giòn thì khâu tẩy rửa là quan trọng nhất. Chậu bì lớn chẳng mấy chốc trở nên “ngon lành cành đào”...

 

Chừng 20 phút, công đoạn “làm sạch” bì lợn mới hoàn thành. Ngâm hơn 30 phút nữa thì toàn bộ đất cát, bụi bẩn và lông lá trên bì lợn sẽ tự “rụng”.

 

Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, chị Hoa đồng ý cho biết về nguồn gốc chất tẩy dùng để chế biến bì lợn tại đây. Chị Hoa thật thà: “Chúng tôi làm cái nghề này từ nhiều năm nhưng chẳng ai biết đích thực tên gọi của loại hóa chất dùng để tẩy trắng bì lợn là gì. Chúng tôi cứ gọi là cồn công nghiệp”. Họ chỉ biết đó là chất “siêu tẩy” trong quy trình xử lý bì lợn bẩn, bì lợn hôi thối. Thứ hóa chất đó do lái buôn người Trung Quốc đến đây nhập bì lợn khô thì họ mang luôn hóa chất bán cho người dân. Có hai loại hóa chất dùng để tẩy bì lợn là dạng nước và dạng bột.

 

Đến đầu độc thực khách

 

Được người dân giới thiệu, chúng tôi tìm đến hộ sản xuất nem của vợ chồng anh Hà Quang ở thôn Bình Lương. Đây là hộ làm nem được xem là có quy mô nhất nhì trong của xã Tân Quang. Tại đây, mỗi ngày có khoảng 15 người làm thuê cho chủ nhà theo thời vụ.

 

Trong xưởng chế biến, hơn chục người ngồi bệt xuống nền nhà để gói nem thínhgiò. Những đống lá chuối vứt ngổn ngang trên nền đất. Phía trong, một người đàn ông đang hì hục lấy những túi nilon có chứa mỡ lợn, bì lợn và thịt lợn từ trong tủ lạnh đem ra xay nhuyễn rồi đổ ra chậu. Bà chủ lò ngồi khoanh chân trên nền nhà được trải bằng những tấm bạt cầm chiếc muôi múc thịt ở chậu đổ vào những miếng lá chuối rải sẵn dưới sàn.

 

Bì lợn để chế biến nem, bóng bì phơi lẫn đất đá

 

Dù đã tận mắt chứng kiến bì lợn, thịt và mỡ lợn được xay trộn hổ lốn với nhau, nhưng khi chúng tôi hỏi đó có phải là giò lợn thì người phụ nữ này chối phăng. Chị ta giải thích: “Giờ một số địa phương đang có dịch lợn tai xanh nên nhà chị không làm giò, nem lợn. Đây là giò bò”. Đúng lúc ấy, chị Dương ở Bắc Ninh - một người có thâm niên làm nghề “bỏ mối” nem chua, nem tai và giò chả đến.

 

Chị Dương có 7 năm buôn nem chua, nem tai và giò chả của một số hộ dân tại thôn Bình Lương rồi mang lên bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu ở các khu vực tại Hà Nội như khu Văn Quán, Hà Đông, Cầu Giấy, Tây Hồ. Chị bảo: “Nói thật với các em, bây giờ lấy đâu ra 100% là nem “xịn”. Nem chua với giá 2 nghìn đồng/chiếc, làm sao có thể làm vừa ngon vừa bảo đảm an toàn vệ sinh được”.

 

Như vậy nghĩa là, người sản xuất và người kinh doanh đang đánh lừa người tiêu dùng. Và người tiêu dùng đang trở thành “nạn nhân” của trò đầu độc nhằm kiếm tiền. Với những gì chúng tôi chứng kiến tại làng làm nem, giò chả thôn Bình Lương thì rõ ràng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không được bảo đảm, đặc biệt là trong quy trình chế biến, sử dụng hóa chất không có nguồn gốc, không rõ thành phần.

 

Trong quá trình điều tra, chúng tôi còn được biết, những bì lợn sau khi được dân sản xuất ở đây sấy khô sẽ chuyển “sang” Trung Quốc. Sau đó lại nhập về Việt Nam khi đã được chế biến thành bóng bì. Những bóng bì này thường được dùng dịp tết trong mỗi gia đình.

 

Tìm hiểu trên thị trường hiện nay, hầu hết những sản phẩm như nem chua, nem thính, giò chả hầu hết có nguồn gốc không rõ ràng. Người kinh doanh có thể dán nhãn mác nơi sản xuất tùy thích và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì chưa có một cơ quan nào kiểm định.

 

Vậy không biết cơ quan chức năng đã bao giờ kiểm tra quy trình sản xuất nem chua, nem thính, giò chả ở thôn Bình Lương (xã Đông Quang, tỉnh Hưng Yên) - nơi cung cấp chính cho người tiêu dùng ở Hà Nội và một số địa phương khác chưa?

 

Theo PetroTimes

 

Trang tin doanh nghiệp: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>