bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Tại sao VAMA phản ứng mạnh với xăng sinh học?

Tại sao VAMA phản ứng mạnh với xăng sinh học?

 Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết rất đáng chú ý của ThS Văn Thị Bông, nguyên giảng viên Bộ môn Động cơ đốt trong, Khoa Cơ khí giao thông, trường Đại học Bách Khoa TPHCM, về vấn đề sử dụng loại nhiên liệu sinh học.


Lợi ích từ nhiên liệu sinh học
Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đã nói nhiều đến việc con người sử dụng xăng E5 (5% cồn tinh luyện pha với 95% xăng dùng để chạy động cơ ô tô - xe máy). Điều này mang lại những điểm có lợi cho đời sống của cộng đồng. 
 
Thứ nhất là nó góp phần làm giảm lượng xăng cung cấp cho ô tô - xe máy và các loại động cơ dùng nhiên liệu xăng. Thứ hai là nó làm giảm một phần lượng khí độc có trong khí thải ra từ động cơ. Thứ ba là nó giảm chi phí mua nhiên liệu vì giá thành một lít cồn tinh thường rẻ hơn giá thành một lít xăng.
 
Vấn đề đặt ra là tại sao lại chỉ là E5? Châu Mỹ và các nước châu Âu người ta còn dùng cả E10. Nhưng tại sao cũng chỉ là E10? Câu trả lời là vì cồn luyện tinh có tính xâm thực đối với một số vật liệu có nguồn gốc hữu cơ như cao su và một số các loại chất dẻo nhân tạo. Những chất này thường được dùng làm các ống dẫn nhiên liệu cung cấp cho động cơ, dùng làm các tấm đệm mềm (gioăng) đặt giữa mối ghép hai chi tiết cứng.
 
Với các kết cấu bằng các vật liêu hữu cơ truyền thống ở các nước công nghiệp bên châu Mỹ và châu Âu, tác dụng xâm thực của E5 hoặc E10 chưa gây ra sự phá huỷ các ống dẫn hoặc các tấm gioăng này. Nhưng nếu vượt qua các ngưỡng này thì sự vật sẽ tuân theo quy luật "Lượng biến - > chất biến" và các ống dẫn nhiên liệu và các tấm đệm có tiếp xúc với xăng có nồng độ cồn tinh luyện cao có thể bị huỷ hoại, gây rò rỉ nhiên liệu ra ngoài và đó là một nguy cơ gây cháy xe.
 
Theo kế hoạch đầu năm 2014 sẽ triển khai cung cấp sử dụng đại trà xăng sinh học E5 trên 7 tỉnh, thành. 
Thêm những nghiên cứu khoa học
 
Cách đây hơn một năm, khi Hà Nội công bố cung cấp xăng E5 cho người tiêu dùng, Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) lập tức tuyên bố không chịu trách nhiệm về những sự cố đối với xe của họ sản xuất nếu dùng xăng E5 được chính thức cung cấp cho thị trường. Muốn trả lời câu hỏi tại sao VAMA lại phản ứng mạnh như vậy thì chỉ có một cách duy nhất là chính các cơ quan quản lý liên quan trong ngành Giao thông vận tải hoặc Bộ Công Thương phải tự thân nghiên cứu tìm hiểu tác dụng xâm thực của xăng E5 đối với các chi tiết từ vật liệu hữu cơ, nhạy cảm với sự xâm thực của E5 do chính các hãng sản xuất ô tô của VAMA sử dụng trên thị trường Việt Nam.
 
Một khi đã có nghiên cứu này thì sẽ rút ra được hai kết luận cho cả người sản xuất ô tô và người tiêu dùng. Nếu các vật liệu nhạy cảm với E5 của VAMA sử dụng trong các kết cấu liên quan trên sản phẩm của họ cho thấy chúng bị xâm thực mạnh, có nguy cơ bị phá hủy thì cần Nhà nước ta cần có lời khuyến cáo với VAMA, buộc họ phải thay đổi vật liệu khác, chịu được sự xâm thực của E5 để có thể triển khai chủ trương sử dụng nhiên liệu sinh học mà không gây tác hại gì. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa nên triển khai kế hoạch cung cấp đại trà E5 trên 7 tỉnh, thành cho người tiêu dùng.
 
Ngược lại, nếu việc nghiên cứu chỉ ra, các vật liệu dùng làm các ống dẫn nhiên liệu và các loại đệm mềm, các chi tiết thường xuyên tiếp xúc với E5 mà không bị xâm thực thì kế hoạch cung cấp đại trà E5 cho người tiêu dùng vào năm 2014 mới có khả năng triển khai.
 
Bằng sự nghiên cứ thực nghiệm bắt buộc này, cả phía Việt Nam - chủ yếu là người tiêu dùng và VAMA đều sẽ yên tâm.

Theo kế hoạch, đầu năm 2014, sẽ triển khai cung cấp sử dụng đại trà xăng sinh học E5 trên 7 tỉnh, thành trong cả nước, gồm: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu.
 

 

Theo kienthuc.net.vn

Website: http: //doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>