bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
TRÀNH CHẤP LÃNH THỔ TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN HOA ĐÔNG: Trung Quốc lôi kéo Đài Loan gây hấn tại Biển Đông

TRÀNH CHẤP LÃNH THỔ TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN HOA ĐÔNG: Trung Quốc lôi kéo Đài Loan gây hấn tại Biển Đông

Từ phản ứng của Đài Loan và Trung Quốc

 

Ngày 15/5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã xin lỗi về cái chết của 1 ngư dân Đài Loan và cử Chủ tịch Văn phòng kinh tế và văn hóa Manila tới Đài Loan để đưa ra lời xin lỗi, đồng thời kêu gọi bình tĩnh khi công chúng Đài Loan ngày càng bất bình về vụ việc này. Nhưng nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu lại cho rằng, Manila phải ra lời xin lỗi và đền bù chính thức, xét xử người chịu trách nhiệm và tiến hành đàm phán về việc đánh bắt hải sản. Được biết, Đài Loan đã ngưng tuyển công nhân Philippines, triệu hồi Trưởng đại diện Đài Loan tại Manila và sẽ trừng phạt thêm nếu yêu cầu kể trên không được đáp ứng. Trước đó (13/5), ngư dân Đài Loan đã đốt cờ Philippines, hình Tổng thống Philippines Benigno Aquino trước cửa Văn phòng đại diện Philippines tại Đài Bắc.

 

Cũng trong ngày 15/5, tờ Nhân Dân nhật báo điện tử đăng bài: Trung Quốc và Đài Loan phải chia nhau để trị Philippines và Việt Nam mới có hiệu quả. Trước đó, tờ Văn Hối còn cho rằng, 2013 sẽ trở thành năm quan trọng của “trận giao tranh” giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam trên Biển Đông trong khi “Bắc Kinh đã bắt đầu những nước cờ lớn với thế tấn công liên tục, không ngừng”.

Tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển đảo Senkaku

 

 

Ngày 14/5, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, căng thẳng giữa Đài Loan với Philippines đang gia tăng sau vụ Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào một tàu cá của Đài Loan hôm 9/5 khiến 1 ngư dân thiệt mạng.

 

Việc này khiến ông Dương Niệm Tổ, quan chức cấp cao quân đội Đài Loan cảnh báo: đã chuẩn bị sẵn sàng phương án “ủy quyền” cho các chỉ huy trưởng chiến hạm Đài Loan có thể nổ súng vào tàu Philippines trong những “tình huống khẩn cấp”.

 

Trước đó (13/5), tờ Liberty Times của Đài Loan cho rằng, nếu xảy ra xung đột quân sự trên biển giữa Đài Loan với Philippines thì dù Manila có dốc hết lực lượng không - hải quân cũng không phải là đối thủ của Đài Bắc.

 

Giới truyền thông Đài Loan cho biết, trong khi hải quân Đài Loan có hơn 40.000 lính, Philippines chỉ có 24.000 quân.

 

Cũng trong ngày 13/5, quân đội Đài Loan xác nhận, đã phái tàu hộ vệ Khang Định cùng tàu tuần tra của Cảnh sát biển kéo ra vùng biển tiếp giáp giữa Đài Loan với Philippines để “tuần tra bảo vệ ngư dân” và ngày 16/5, tiếp tục điều thêm tàu khu trục Cơ Đức tới vùng biển này.

 

Giới quân sự cho rằng, Đài Loan đang lợi dụng vụ nổ súng để điều 11 tàu tuần tra Cảnh sát biển xuống “vùng biển phía nam”, bao gồm Biển Đông.

 

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Đài Loan sẽ tiến hành các cuộc tập trận để tăng cường sức ép đối với Philippines sau vụ 1 ngư dân Đài Loan bị bắn chết hôm 9/5.

 

Theo ông Dương Niệm Tổ, hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan sẽ tổ chức tập trận chung ngày 16/5.

 

Trước đó, Thiếu tướng diều hâu La Viện cho rằng, vị trí xảy ra vụ nổ súng nằm hoàn toàn trong “vùng kinh tế đặc quyền” của Đài Loan nên tàu cá Đài Loan đánh bắt trong khu vực này là hợp pháp, do đó Đài Loan và Trung Quốc cần cùng nhau hợp tác tại Biển Đông trên các lĩnh vực pháp lý, kinh tế, quân sự.

 

Ông La Viện còn đe dọa, chỉ cần Philippines “khiêu khích” 1 lần, Trung Quốc sẽ đánh chiếm 1 đảo, bãi đá hoặc rặng san hô và cứ như vậy, Bắc Kinh sẽ đánh chiếm 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô mà Philippines đồn trú ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

 

Tuyên bố của ông La Viện thể hiện rõ âm mưu, ý đồ và tham vọng của Bắc Kinh trong việc muốn độc chiếm Biển Đông.

 

Sóng gió xung quanh những tuyên bố gây sốc

 

Ngày 15/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell cho biết, đang hối thúc Philippines và Đài Loan áp dụng các biện pháp phù hợp để làm sáng tỏ những bất đồng và tránh để tái diễn những sự kiện bi thảm tương tự.

 

Trước đó (13/5), nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố, lấy làm tiếc về cái chết bi thảm của một chủ tàu cá Đài Loan trong một cuộc đối đầu trên biển với một tàu tuần tra của Philippines hôm 9/5.

 

Mặc dù Mỹ muốn đứng ra dàn hòa sự cố này, nhưng chỉ dừng lại ở sự lên án vụ việc bởi bà Jen Psaki cho rằng, Washington tiếp tục thúc giục tất cả các bên có liên quan “kiềm chế các hành động khiêu khích”.

 

Cũng trong ngày 15/5, các tờ báo lớn của Hàn Quốc đã đăng trên trang nhất một bức ảnh chụp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang mỉm cười và giơ ngón tay cái trong khi đang ngồi trong buồng lái một máy bay huấn luyện chiến đấu T-4 mang số hiệu 731 (731 là trung tâm nghiên cứu chiến tranh hóa học và sinh học bí mật của Nhật Bản từng tiến hành các thí nghiệm chết người trong chiến tranh Trung - Nhật (1937-1945) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai).

 

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, con số 731 chỉ là một sự trùng hợp tình cờ.

 

Trước đó (12/5), tờ Pháp chế vãn báo của Trung Quốc đăng bài “Nhật Bản đến gần bờ vực chiến tranh, bẻ cong hiến pháp, khôi phục chủ nghĩa quân phiệt”. Bài báo xuất hiện sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mặc quân phục, ngồi xe tăng và hô “Thiên hoàng vạn tuế”.

 

Giới bình luận cho rằng, Trung Quốc đang thực sự lo lắng trước khả năng Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp, xây dựng quân đội chính quy, tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

 

Ngày 13/5, Thị trưởng Osaka Hashimoto Toru cho rằng, chế độ nô lệ tình dục thời chiến tranh là tất yếu và tuyên bố này lập tức bị Hàn Quốc phê phán - phát ngôn này cho thấy thiếu nhận thức về lịch sử và thiếu tôn trọng đối với phụ nữ.

 

Ngày 14/5, nhiều bộ trưởng Nhật Bản đã chỉ trích mạnh mẽ Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto sau khi ông này đưa ra tuyên bố gây sốc “nô lệ tình dục là cần thiết” cho binh sĩ Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai nhằm duy trì kỷ luật trong quân ngũ.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe không ủng hộ quan điểm của ông Hashimoto.

 

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hy vọng, những tuyên bố mang tính cá nhân của ông Hashimoto sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Nhật - Hàn.

 

Ngày 15/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định: đây không phải là quan điểm của Chính phủ nước này.

 

Chiều 13/5, tờ Nhân Dân nhật báo bản điện tử tổ chức một buổi giao lưu trên “Diễn đàn cường quốc” với học giả, Thiếu tướng quân đội Trung Quốc Bành Quang Khiêm và ông này đã cười khẩy mà rằng: Philippines chẳng có cái tàu chiến nào ra hồn - lúc cần không quân thì chẳng có không quân, khi cần hải quân chẳng có hải quân. Ông Bành Quang Khiêm cho rằng, Philippines nhìn bề ngoài thì “hùng hùng hổ hổ” nhưng thực chất bên trong không có gì.

 

Tranh cãi lãnh thổ Trung - Nhật

 

Ngày 15/5, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng tuyên bố của Thiếu tướng diều hâu La Viện khẳng định, Nhật Bản không thể tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, bởi cư dân ở đây từng cống nạp cho Trung Quốc khoảng 500 năm trước khi thuộc về Nhật Bản.

 

Ông La Viện cho rằng, người dân trên quần đảo Ryukyu có mối quan hệ về sắc tộc và văn hóa gần với cư dân duyên hải Trung Quốc hơn là Nhật Bản.

 

Theo ông La Viện, quần đảo Ryukyu còn không thuộc về Nhật Bản thì chẳng có gì phải bàn tới việc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - thuộc Trụng Quốc. Tuyên bố của ông La Viện được đưa ra sau phản ứng trước đó của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga - những bài báo của Trung Quốc nói về chủ quyền tại đảo Okinawa là “thiếu suy nghĩ”.

 

 

La Viện tại cuộc phỏng vấn

 

Ngày 13/5, tờ Asahi Shimbun đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, đêm 12/5, một tàu ngầm không rõ lai lịch đã hoạt động ở vùng biển tiếp giáp giữa lãnh hải Nhật Bản ở phía nam đảo Kume, Okinawa với vùng biển quốc tế.

 

Đây là trường hợp do máy bay tuần tra P-3 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xác nhận. Trước đó (đêm 2/5), cũng có một tàu ngầm lạ hoạt động trong thời gian ngắn ở vùng biển phía tây đảo Kago và Amani.

 

Ngày 13/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, nếu tàu ngầm lạ nước ngoài xâm nhập lãnh hải Nhật Bản, Tokyo sẽ áp dụng biện pháp buộc nó phải nổi lên mặt nước.

 

Ngày 14/5, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, Tokyo sẽ phản ứng bằng quân sự nếu tàu ngầm nước ngoài bí mật tiến vào lãnh hải của nước này bởi đó là hành động nghiêm trọng.

 

Mặc dù Nhật Bản nói tàu ngầm kể trên không rõ quốc tịch và không đi vào lãnh hải Nhật Bản, nhưng dư luận cho rằng, tàu ngầm này là của Trung Quốc.

 

Lập tức, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng, trong tình hình đối đầu tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nên Nhật Bản đã “trông gà hóa cuốc”.

 

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, ngày 13/5, 3 tàu Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.

 

Mặc dù Lực lượng bảo vệ bờ biển đã dùng sóng vô tuyến cảnh báo 3 tàu Trung Quốc phải rời khỏi khu vực, nhưng không nhận được phản hồi. Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Đại Dương Shinsuke Sugiyama đã điện đàm với Công sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Hàn Chí Cường để trao công hàm phản đối về vụ việc kể trên.

 

Đây là lần thứ 43 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của Nhật Bản quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa 3/5 đảo tại đây hồi tháng 9/2012.

 

Và kể từ đầu năm đến nay, tàu công vụ Trung Quốc đã có tổng cộng 24 ngày xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, vượt 23 ngày của năm 2012.

 

Tới cảnh báo không thể bỏ qua

 

Hội nghị và triển lãm quốc phòng biển quốc tế ở châu Á lần thứ chín (từ 14 đến 16/5) tại Trung tâm triển lãm Changi, Singapore với sự có mặt của 61 phái đoàn đến từ 48 nước đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen kêu gọi các nước Châu Á - Thái Bình Dương tránh phạm sai lầm khi leo thang căng thẳng và đối đầu trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

 

Ông Ng Eng Hen nhấn mạnh, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể là cỗ máy tăng trưởng toàn cầu mà thế giới rất cần trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không chắc chắn hiện nay, nhưng khu vực này có nguy cơ bỏ lỡ các cơ hội vàng để tiếp tục tăng trưởng kinh tế và thương mại nếu các tranh chấp ở Biển Đông không được dàn xếp bằng luật pháp quốc tế.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng khyến cáo, giữa lúc chi tiêu cho hải quân ở Châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh, cần nhiều kênh đối thoại và hợp tác. Theo ông Bob Nugent, Phó chủ tịch Công ty chuyên tư vấn về hải quân AMI International, trong vòng 2 thập niên tới châu Á sẽ chi tới 200 tỉ USD để trang bị hải quân.

 

Theo thông tin trên website quân sự Defense News của Mỹ, do Trung Quốc hung hăng nên châu Á đang chạy đua vũ trang.

 

Ngày 13/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đang ở thăm Tokyo đã nhất trí tăng cường đối thoại và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có năng lượng và an ninh hàng hải.

 

Nhật Bản và Brunei đã đạt được sự nhất trí trên trước thềm hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và 8 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ, dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới tại Brunei, nước giữ cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2013.

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi Brunei cùng kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

 

 

Ngày 15/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc sẽ thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc đơn phương thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”.

Cũng trong ngày 15/5, Tân Hoa xã cho biết, từ ngày 6 đến 14/5, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phái một đoàn khảo sát trái phép một số đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tỉnh Hải Nam phái 1 đoàn (trên tàu Ngư chính 310) khảo sát trái phép ra Trường Sa kể từ khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” hồi tháng 6/2012. Mục đích của chuyến khảo sát phi pháp lần này là điều tra thực địa để phục vụ cho việc quy hoạch phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Trước đó, 32 tàu cá Trung Quốc đã kéo ra Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trái phép. Những hành động leo thang kể trên đang gây căng thẳng tại Biển Đông, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

 

 

Theo PetroTimes

 

Trang tin doanh nghiệp: http://doanhnghiep24hvn.com

 

 

 

 

 

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>