bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Trọng tài ở V-League: Không làm chặt dễ loạn

Trọng tài ở V-League: Không làm chặt dễ loạn

 Không phải ngẫu nhiên mà ông bầu Nguyễn Đức Thụy của Sài Gòn XT tuyên bố VFF và VPF nên tạm dừng V-League để củng cố công tác trọng tài. Đấy có lẽ là một trong những lời phát biểu rành mạch nhất của ông Thụy suốt quãng thời gian ông làm bóng đá từ trước đến giờ.

 
 

 

Các trọng tài liên tục sai lầm ở V-League năm nay
Các trọng tài liên tục sai lầm ở V-League năm nay
 

 

 

Tình huống dẫn đến quả phạt đền mà Sài Gòn XT phải chịu trước SL Nghệ An có lẽ chỉ là đỉnh điểm của sự nóng giận, còn trước đó có thể thấy hàng loạt tiếng còi gây ức chế cho đội khách trong trận đấu trên sân Vinh.

 


Và trước nữa, người ta chợt giật mình nhìn lại cách trọng tài Nguyễn Văn Kiên điều khiển trận SHB Đà Nẵng – Sài Gòn XT trên sân Chi Lăng cũng y hệt cách trọng tài Hoàng Anh Tuấn bắt trận SL Nghệ An – Sài Gòn XT, tức là luôn hướng các tiếng còi có thể gây ức chế nhằm vào một đội bóng cụ thể. Lẽ nào tất cả những sự việc trên đều là ngẫu nhiên?

 


Lâu nay, những người có quyền phán quyết trọng tài đúng – sai đều nhìn sự việc theo kiểu cắt khúc đúng tình huống bị phản ứng nhiều nhất, theo kiểu thầy bói xem voi, mà không nhìn xuyên suốt cả một trận đấu, thậm chí cả một quá trình.

 


Chưa nói đến việc trọng tài Hoàng Anh Tuấn xử lý sai trong tình huống bắt phạt đền Sài Gòn XT, thậm chí ngay cả khi ông Tuấn đúng trong tình huống ấy đi chăng nữa, lấy gì đảm bảo rằng vị trọng tài này đã công bằng trong suốt trận?

 


Lấy gì đảm bảo rằng một trọng tài đúng ở một hay một vài tình huống đã là vị trọng tài công bằng trong suốt 90 phút của một trận đấu? Tại sao người ta không đặt câu hỏi: Trong tất cả các tình huống gây tranh cãi (tức là các tình huống khó phán quyết đúng – sai 100%), các quyết định mà trọng tài đưa ra luôn làm lợi cho một đội, rồi gây ức chế cho một đội khác? Lẽ nào trùng hợp ngẫu nhiên đến vậy?

 

Sau quá nhiều sự cố liên quan đến giới trọng tài, bóng đá Việt Nam giờ đã xuất hiện khá niệm khá chua xót: V-League là cuộc chơi của 22 cầu thủ, còn thắng bại do trọng tài quyết định!

 


Dĩ nhiên, đấy là khái niệm mang tính mỉa mai, nhưng riêng cách bắt trận SL Nghệ An – Sài Gòn XT của trọng tài Hoàng Anh Tuấn thì đúng là ông Tuấn đã trực tiếp quyết định thắng – bại của 2 bên.

 


Năm ngoái, có trường hợp 2 trọng tài Nguyễn Văn Đông và Nguyễn Phi Long bị từ chối mời hợp tác một cách đột ngột. VPF không nói thẳng lý do không mời 2 trọng tài này làm nhiệm vụ nữa, nhưng Ban trọng tài vẫn vui vẻ chấp nhận quyết định này, nên khó nói không thể không có chuyện.

 


Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà VPF bây giờ trả tiền làm nhiệm vụ cho trọng tài thông qua việc chuyển khoản, tránh trường hợp BTC địa phương đưa tiền làm chế độ cho trọng tài như trước, hòng tránh khả năng trọng tài và đội bóng tiếp xúc nhau.

 


Tiêu cực trong bóng đá Việt Nam, cụ thể là tiêu cực trong giới trọng tài Việt Nam từ sau vụ những Lương Trung Việt, Lê Văn Tú… phải hầu tòa không ai nói thẳng rằng có, nhưng cũng chưa ai dám khẳng định là không có!

 


Dĩ nhiên, phản ứng của bầu Thụy hay trước nữa là của HLV Trần Tiến Đại không phải chỗ nào cũng đúng, nhưng có lẽ cũng đã đến lúc người ta nhìn nhận khía cạnh tại sao lại nảy sinh những phản ứng giận dữ theo kiểu ấy?

 


Tại sao giới trọng tài liên tục bị phản ứng trong thời gian qua? Tại sao sau một khoảng thời gian khá yên ắng, sai sót của trọng tài lại xuất hiện ồ ạt như vậy? Riêng vòng 5, ngoài trận SL Nghệ An – Sài Gòn XT, thì trận V.Hải Phòng – SHB Đà Nẵng cũng suýt xảy ra ẩu đả vì trọng tài mất kiểm soát.

 


Và trong hàng loạt cái sai của trọng tài, đâu là cái sai do năng lực, đâu là cái sai vì sự thiếu công bằng? Rồi tại sao trong rất nhiều quyết định gây tranh cãi của giới vua sân cỏ, lại có những quyết định mang tính lặp đi lặp lại (như việc trọng tài Nguyễn Văn Kiên và Hoàng Anh Tuấn cứ thổi là bị phản ứng), luôn tạo ra sự ức chế cho một vài đội nhất định?!

 


Theo PetroTimes

Website: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>