Dưới đây là bài viết của Sunny Seong-hyon Lee, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của tờ
Nhiều người băn khoăn không biết Trung Quốc cuối cùng có mất kiên nhẫn với nước láng giềng “đỏng đảnh như thời tiết” Triều Tiên hay không, khi mà khác biệt giữa hai nước đang ngày càng được nới rộng sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Bình Nhưỡng.
Việc Bắc Kinh ủng hộ Liên hợp quốc siết chặt trừng phạt Triều Tiên đã làm dấy lên nhiều kỳ vọng, đặc biệt là ở Seoul. Bản thân Tổng thống Mỹ Obama cũng phải thừa nhận thái độ cứng rắn hơn của Trung Quốc khi ông cho hay Trung Quốc đang “tính toán lại” chính sách của họ với Triều Tiên.
Theo Kim Heungkyu, Đại học phụ nữ Sungshin ở Seoul, trên thực tế, tính toán lại đó nhằm vào Hàn Quốc nhiều hơn. Trong bối cảnh Trung Quốc “trỗi dậy”, kéo theo những chuyển hướng về địa chính trị, Trung Quốc đang dần coi Hàn Quốc là “nhà nước dao động”, (giống như “bang dao động”- bang chưa quyết định bầu cho tổng thống nào trong các cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ), mà Bắc Kinh có thể “thu phục”.
Một nhà phân tích ở Bắc Kinh cũng cho rằng, Trung Quốc coi Hàn Quốc là “mắt xích yếu nhất” trong liên minh Washington-Seoul-Tokyo. Như vậy, Trung Quốc nghĩ là họ có thể lôi kéo được
Trung Quốc đã giành được “lợi thế” ngoại giao trong mắt Seoul, khi tích cực hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng. “Hàn Quốc hài lòng với Trung Quốc”, một nhà bình luận Trung Quốc đã đưa ra kết luận như vậy.
Mối quan hệ Seoul-Tokyo, nhân tố quan trọng trong mạng lưới liên minh châu Á-Thái Bình Dương của
Ngoài ra, Trung Quốc cũng “cảm” được liên minh Mỹ-Hàn đang đối mặt với thách thức khi Seoul muốn tự tái khẳng định mình trên trật tự toàn cầu, cho tương xứng với vị trí đang lên của họ.
Trong mối quan hệ với
Trung Quốc cũng không bỏ lỡ nghi ngờ của Seoul về độ tin cậy của tấm lá chắn an ninh Mỹ trước đe dọa của một Triều Tiên mới thử thành công thiết bị hạt nhân.
Họ cũng để ý đến kỳ vọng khác nhau giữa
Mặc dù mối quan hệ Mỹ-Hàn đang ở ngưỡng cao trong lịch sử, nhưng liên minh này đang đi lên trong bối cảnh có những trục xoay địa chiến lược và kinh tế ở khu vực.
Việc theo đuổi cái gọi là chiến lược “quyền lực ở giữa” của Seoul và việc khẳng định độc lập hơn trong chính sách sẽ làm liên minh Washington-Seoul thấy “oải”.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường “ve vãn” Hàn Quốc, nhất là khi bà Park Geun-hye lên nắm quyền. Báo chí nhà nước Trung Quốc đã không tiếc lời ca ngợi bà, nhắc đến khả năng nói tiếng Trung của bà. Sự quan tâm đến chi tiết nhỏ của họ cũng rất ấn tượng.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phái nữ chính trị gia cấp cao của Trung Quốc, Chen Zhili, tới dự lễ nhậm chức của bà Park hồi tháng 2, ông đã yêu cầu bà Chen phải đến thăm trường đại học Sogang, nơi bà Park từng theo học.
Khi bà Park muốn nói chuyện với ông Tập để thảo luận về Triều Tiên, ông sẵn sàng chấp nhận yêu cầu. (Ông Hồ Cẩm Đào không bao giờ nói chuyện qua điện thoại với ông Lee Myung-bak trong suốt nhiệm kỳ của ông Lee).
Một cơ quan xuất bản của chính phủ Trung Quốc đã in tiểu sử bà Park bằng tiếng Trung với lời chúc mừng hào phóng. Khi máy bay ném bom Mỹ B2 bay tới bán đảo Triều Tiên tham gia tập trận chung với Hàn Quốc, báo chí nhà nước Trung Quốc, vốn thường phản đối những hoạt động như vậy, nhưng nay lại rất kiềm chế chỉ trích Seoul.
Trung Quốc chủ định “ve vãn” bà Park để gây ảnh hưởng tới bà ngay từ đầu nhiệm kỳ, khi bà định hình chính sách đối ngoại.
Nhưng Hàn Quốc cũng đang tính toán lại.
Deng Yuwen, phó tổng biên tập tờ Study Times của Trường đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng nỗ lực này có thể đơm hoa kết trái. Trong bài bình luận đăng trên tờ Financial Times, ông Deng viết Trung Quốc phải “từ bỏ” Triều Tiên.
Tuy ông đã bị ngưng chức vụ vì bình luận đi ngược lại với quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng
Vì vậy,
Hiện Seoul cũng đang “đáp lại” sự “ve vãn” của Bắc Kinh. Nhưng Seoul vẫn còn có một “tình nhân” khác:
Về phần mình, Trung Quốc rất nóng lòng muốn biết sự “ve vãn” của họ, như thái độ gay gắt hơn với Triều Tiên, có ảnh hưởng gì tới quyết định của Seoul đối với việc có tham gia chương trình lá chắn tên lửa do Mỹ đứng đầu hay không.
Nhận thức về tương lai của mỗi nước ảnh hưởng tới cả mối quan hệ cá nhân cũng như quốc tế. Một mối quan hệ Mỹ-Hàn bền vững sẽ yêu cầu cả hai bên duy trì kỳ vọng rõ ràng về vai trò của nhau. Điều nguy hiểm là trong khi Seoul vờ “đáp” lại “ve vãn” của Bắc Kinh để khiến Washington phải “ghen”, Washington có thể bỏ lỡ tín hiệu của Seoul.
Một cặp đôi vờ là “tình nhân” có thể nảy sinh tình cảm, đặc biệt là khi một bên đang được xem là ngôi sao đang lên, giàu có và “tấn công” dồn dập đối phương. Sự “ve vãn” này có thể thậm chí dẫn đến kết cục “thai nghén” ngoài dựt tính. Khi đó đôi bên sẽ quyết định “gắn kết”.
Theo SGGP
26 comments