Theo kết quả thanh tra do Tổng cục Thuế vừa thực hiện, tính đến tháng 4/2013 đã phát hiện tình trạng chuyển giá đối với 20 DN FDI. Số tiền phải điều chỉnh ở 20 DN này lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
đầu vào phải nhập khẩu của nước ngoài, đặc biệt của Trung Quốc
Theo cơ quan thanh tra, 20 DN này chủ yếu trong ngành da giày, dệt may tại 17 tỉnh, thành phố như Đồng Nai, TPHCM, Long An, Bình Dương, Phú Thọ... Tổng cục Thuế cũng cho biết, trong số những DN thanh tra, có một số đơn vị kê khai lỗ triền miên và vẫn đang trong giai đoạn được ưu đãi đầu tư.
DN dệt may FDI “tận dụng” lợi thế
Trên thực tế vẫn đang có một làn sóng các DN FDI dệt may tràn vào Việt Nam kể từ cuối năm 2013 tới nay. Trong số này có tới 90% là DN của Trung Quốc. Ths Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, lĩnh vực dệt, nhuộm và 1 số ngành phụ kiện của ngành may đang có làn sóng đầu tư nước ngoài vào rất nhiều, đặc biệt từ cuối năm 2013 khi có thông tin đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP của Việt Nam gần đi đến kết quả. Hơn nữa, đa số là các DN dệt may Trung Quốc vì Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước này. Chính vì vậy, các DN Trung Quốc phải lập DN ở Việt Nam nhằm chứng minh với các thành viên TPP, hàng này là hàng sản xuất ở Việt Nam. Thêm lý do nữa là ở Trung Quốc, giá thành lao động khá cao, cao hơn Việt Nam tới 1,5 lần. Trong số các nước thành viên khu vực châu Á tham gia TPP cũng chỉ có Việt Nam có mức lương tối thiểu vào loại thấp nhất.
Lâu nay xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đi các nước phần nhiều vật liệu đầu vào phải mua từ Trung Quốc. Bây giờ nếu Việt Nam tiếp tục nhập khẩu từ Trung Quốc thì không được hưởng lợi ích thuế đó. Và nếu không được hưởng thì bản thân Trung Quốc cũng không bán được hàng nên thay vì bán từ Trung Quốc sang thì họ mang công nghệ, nhà máy sang dệt vải ở Việt Nam. "Lợi ích sản phẩm dệt may mà Việt Nam bán sang Mỹ sau này có tăng lên thì trong đó phần của Trung Quốc vẫn lớn", bà Phạm Chi Lan nói.
Phòng, tránh cách nào
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy trung bình một vụ thanh tra chống chuyển giá thường mất khoảng trên một năm do phải thu thập khá nhiều thông tin, dữ liệu chi tiết. Do vậy, để đánh giá các DN FDI kê khai thua lỗ có phải là do chuyển giá hay không, ngành Thuế phải có thời gian và tập trung nguồn lực để tiến hành thanh tra các DN này thì mới có được kết luận chính xác.
Hiện nay ngành thuế Việt Nam cũng đang tập trung xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, quy trình trong thanh tra giá chuyển nhượng. Trong đó, việc DN liên kết kê khai thua lỗ liên tục mà vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh là tiêu chí được ưu tiên để rà soát, lựa chọn và tăng cường thanh tra, kiểm tra về giá chuyển nhượng đối với các DN này.
Việc DN liên kết kê khai thua lỗ liên tục mà vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh là tiêu chí được ưu tiên để rà soát, lựa chọn và tăng cường thanh tra, kiểm tra. |
Việc chuyển giá của một số DN FDI, trước hết gây thiệt hại cho chính cổ đông Cty đó, đặc biệt là những cổ đông có phần vốn nhỏ hơn, thiếu kinh nghiệm thị trường và thường là các cổ đông trong nước. Nghiêm trọng hơn, chuyển giá thực chất là hành vi trốn thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước và làm méo mó môi trường đầu tư, kinh doanh của nước sở tại.
Vì vậy, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi chuyển giá, đến nay đã có Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Triển khai các văn bản này, hàng năm, ngành thuế đã thực hiện hàng nghìn cuộc thanh, kiểm tra. Thế nhưng, hầu hết các cuộc thanh tra, kiểm tra vừa qua chỉ dừng lại ở việc giảm lỗ, truy thu và phạt vi phạm về thuế, chứ chưa xử lý được hành vi chống chuyển giá. Có nhiều lý giải cho thực tế này của cơ quan quản lý Nhà nước, từ những “lỗ hổng” pháp lý đến năng lực cán bộ, rồi cơ chế phối hợp chưa hiệu quả…
Hoàng Hà/dddn.com.vn
26 comments