bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Lá cẩm tím, đỏ, vàng cây tạo màu thực phẩm, nấu xôi, làm bánh, mứt, thạch rau câu ngũ sắc

Lá cẩm tím, đỏ, vàng cây tạo màu thực phẩm, nấu xôi, làm bánh, mứt, thạch rau câu ngũ sắc

Cây lá cẩm tím, cẩm đỏ, cẩm vàng là một trong những loại cây có tính mát, và có vị hơi ngọt. Được phát triển và trồng các khu vực vùng núi phía bắc, cây lá cẩm là một trong những loài thực vật có sức sống và chịu đựng thời tiết rất tốt, cây cẩm ưa những vùng có độ ẩm cao và ít ánh sáng. Trước kia cây lá cẩm là một trong những cây cỏ dại được các đân tộc vùng núi khám phá và phát hiện ra để ứng dụng vào việc tạo màu ngũ sắc cho các loại bánh dân tộc Việt Nam có màu sắc khá hấp dẫn, và hơn nữa cây lá cẩm còn được sử dụng để nhuộm vải áo, chiếu cõi rất đẹp của các dân tộc vùng cao. 

cây lá cẩm tím cẩm đỏ

  Hơn 3 năm trở lại đây cây lá cẩm đã được một số nhà nghiên cứu thực vật tìm hiểu và phân tích đi sâu về loại cây này và nó tên quốc tế là (Peristrophe bivalvis (L.) Merr., syn. P. roxburghiana (Schult.) Bremex.). Cây lá cẩm có 3 màu đặc trưng đó là: Cây lá cẩm tím, cây lá cẩm đỏ, cây lá cẩm vàng mỗi loại có một đắc tính và tạo màu sắc khác nhau có thể nhận biết được chúng qua các đặc điểm sau

icon cây lá cẩm  Cây lá cẩm tím được chia làm 2 loại:

           Cẩm tím Chằm lai: Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng
          ✔ Cẩm tím chằm khâu:Lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dầy, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá

icon cây lá cẩm  Cây lá cẩm đỏ: Có lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng.

icon cây lá cẩm  Cây lá cẩm vàng:  Lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, 2 mặt có lông rải rác, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá.  

Sau vài năm nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra các công dụng tuyệt vời của cây lá cẩm trong y học đời sống và sản xuất chúng ta có thể tìm hiểu ngay dưới đây:

Cây lá cẩm trong y học cổ truyền:

   - Cây cẩm tím có tính mát nên có tác dụng điều trị bệnh lao phổi, khái huyết 
   - Điều trị bên ho nôn ra máu 
   - Hơn nữa cây lá cẩm còn điều trị bên viêm phế quản cấp tính, tiêu chảy, ổ tụ máu, bong gân rất hiệu quả.
(những cây lá cẩm được trồng ở các khu vực vùng cao dùng trong y học sẽ tốt hơn những cây lá cẩm trồng ở các vùng đồng bằng vì các cây lá cẩm ở vùng cao sẽ khỏe hơn vì thời tiết khắc nghiệt cũng như việc hấp thu các sinh khí sẽ tốt hơn.)

Công dụng cây lá cẩm (bột lá cẩm) trong sản xuất:

  ghi chú lá cẩm tím (bột lá cẩm tím) Các loại bánh,bánh chưng, mứt dừa cho ngày tết, lễ cuối năm.
  ghi chú lá cẩm tím (bột lá cẩm tím) Nấu các loại xôi dẫn tộc ngũ sắc (Xanh, đỏ, tím, vàng) cho ngày rằm, mồng 1, ngày lễ hội truyền thống
  ghi chú lá cẩm tím (bột lá cẩm tím) Nước giải khát, rượu bạn cũng có thể tạo màu ngũ sắc từ bột màu (Xanh, đỏ, tím, vàng...) rất đẹp mắt mà không sợ phẩm màu của Trung Quốc mà lại an toàn cho sức khỏe...

 

xôi nếp lá cẩm tím

 

Xôi nếp lá cẩm tím

 

thạch rau câu bột lá cẩm tím

 

Thạch rau câu bột lá cẩm tím 

Quy trình trồng cây lá cẩm tốt nhất:

Bước 1: Thường thì ta sẽ phân loại giống để có thể chăm sóc tốt nhất, đối với giống những cây giống tốt khỏe mạnh thân mập, lá mượt thì nên để trồng riêng, và những cây yếu hơn nên để trồng những khu khác nhau để tiện chăm sóc và theo dõi (tránh những cây còi cọc trồng sẽ dễ bị sâu và lên không tốt). 

lựa chọn cây giống lá cẩm tím

 Bước 2: Đất được cầy bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên luống cao 20cm, rộng 1,0 - 1,2m. Đất trước khi trồng ta nên rắc bột vôi làm đất để trừ sâu và cỏ cho đất xong mới lên luống và trồng cây. 

Làm đất để trồng cây lá cẩm tím

  

Bước 3: Sau khi đất cày bừa đã được dọn dẹp sạch sẽ sau đó ta chỉ việc cho cây giống xuống hố cần nhẹ nhà để tránh trường hợp bị đứt dễ giống cây sẽ gây ảnh hướng đến khả năng phát triển của cây giống. Rồi sau đó dùng đất vun luống nên cho cao so với bầu giống khoảng 3-5 cm. (Vào mùa xuân, tháng 2 - 3 chọn các cành Cẩm bánh tẻ khoẻ mạnh, cắt bỏ bớt lá để giảm bớt sự bay hơi nước, cắt phần thân thành những đoạn hom dài khoảng 15 - 20cm, sau đó đem đi trồng với khoảng cách hố cách hố 30-40cm, hàng cách hàng 30 - 40cm).

Bước 4: làm cỏ thu hoạch và bón phân theo định kỳ cho cây, và phải chú về độ chiếu sáng cho cây để cây có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh nhất.

 

cây lá cẩm bánh tẻ thời điểm lên màu tốt nhất

 

Bước 5: Sau mỗi lứa thu hoạch cần làm cỏ, xới xáo mặt luống để cây tiếp tục sinh trưởng tốt. Để lứa cắt sau có năng suất cao, lứa thu trước nên cắt cây ở độ cao cách mặt đất khoảng 10 - 15cm. Sau khi thu hoạch phải làm cỏ, vun gốc và bón phân. Nếu chăm sóc tốt, trồng một lần cây Cẩm có thể cho thu hoạch liên tục trong 3 - 4 năm.

Bước 6: Sau khi thu hoạch cây lá cẩm về bạn cần lọc cành lá cây úa bỏ đi và rửa sạch phơi ráo nước rồi đến công đoạn chế biến bột (công đoạn này rất quan trọng trong việc làm bột lá cẩm tím, cần phải kiểm tra theo dõi thường xuyên). Nếu làm không đúng quy trình sẽ bột sẽ mất màu và không lên được màu theo ý muốn. 

bột lá cẩm tím sau khi được sản xuất xong

 

***Một số người mua bột cẩm tím có hỏi tại sao bột lá cẩm tím có màu xanh chứ không phải màu tím? nhưng bạn sẽ không lo vì bột lá cẩm bình thường khi sản xuất thành bột nó vẫn có màu xanh diệp lục đặc trưng của cành lá cây tự nhiên, và lá cẩm tươi cũng vậy bạn phải cho lá vào đun mới lên màu được. Và đặc trưng của bột lá cẩm là ta pha với nước nóng bột sẽ lên màu tím (tím hồng hoặc tím huế) tùy theo cách pha của từng người.

Màu lá cẩm tím khi pha với nước nóng

 

màu bột lá cẩm tím lên màu sau khi pha nước nóng

 

Một số lưu ý khi bạn sử dụng và bảo quản lá cẩm tím (bột lá cẩm)

 - Để lấy được màu từ bột cây lá cẩm bạn cần phải ngâm vào nước nóng với lượng bột vừa đủ để bột có thể lên màu với màu sắc ưng ý nhất cho sản phẩm của bạn. Nhiệt độ để bột cẩm lên màu đẹp khoảng 60 -70 (°C), và trong thời gian chờ bột lên màu đẹp bạn nên dùng thìa hoặc đũa để khuấy đều lên cho bột lên màu nhanh nhât.

 - Không nên cho quá nhiều bột vào vào pha cũng 1 lúc có thể nước đặc quá màu lên cũng sẽ không đẹp và có thể lên màu xỉn lại và không như được mong muốn.

 - Tránh không để bột dính nước sẽ dễ bị ẩm mốc và hư hỏng bột sẽ không sử dụng được.
 - Có thể cất giữ bột trong tủ lạnh để thời gian sử dụng của bột được lâu hơn (nên buộc kín hoặc đóng hộp để không khí hoặc hơi nước trong tủ lạnh không làm ướt và vón cục bột).

 Sau khi đã có bột chúng ta sẽ lại tiếp tục đến bước sử dụng bột để sản xuất, làm bánh, nấu xôi, thạch, thuốc...

 6 bước để dùng bột lá cẩm tím để nấu xôi.

 1, Vo đãi gạo sach sẽ

 2, Ngâm gạo với nước lạnh 4-5 tiếng cho gạo mềm. Cho gạo đã ngâm đủ nước ra rá để ráo

 3, Bột lá cẩm hòa với nước nóng già hoặc đun sôi với nước 
  (Lưu ý: không pha bột với nước lạnh, nếu pha nước lạnh màu sẽ không lên được)

 4, Cho gạo đã ngâm vào nước bột lá cẩm còn ấm

 5, Ngâm gạo với nước bột lá cẩm chừng 15-30 phút.

 Chú ý: Trong quá trình ngâm nên để ý màu sắc của gạo. Nếu thấy màu vừa ý thì có thể vớt gạo ra và xả nhanh qua nước lạnh cho sạch bột còn bám.

 6, Cho gạo đã ngâm với nước bột lá cẩm vào xửng và hấp.

  Lưu ý: 1 lạng bột nấu được khoảng 6-8 kg gạo tùy theo màu sắc đậm nhạt.

Chúc mọi người có thể hiểu sâu hơn về cách sử dụng và nguồn gốc cây lá cẩm và tạo được những sản phẩm đẹp như ý muốn. Nếu mọi người còn thắc mắc hoặc muốn mua bột lá cẩm tím xin vui lòng liên hệ vào số điên thoại (0915.731.468/0984.845.724/0963.274.216) để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>