Từ bây giờ bạn đã có thể dùng nước nóng, hay nước lạnh tùy ý một cách thật tiện lợi vì trong nhà bạn đã trang bị cây nước nóng lạnh. Nhưng dể sử dụng an toàn đúng cách và tiết kiệm điện sản phẩm cây nước nóng lạnh thì điều quan trọng nhất là bạn nên tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng khi gặp phải tình huống hư hỏng nhẹ chúng ta có thể tự khắc phục mà không cần gọi thợ đến sửa chữa.
CẤU TẠO của cây nước nóng lạnh:
Cây nước nóng lạnh trực tiếp có hai loại:
- Loại cây nước đứng, cao với dung tích tạo nước nóng lạnh bên trong từ 2 – 3 lít, có vòi lấy nước phù hợp tầm tay người sử dụng. Ngoài ra loại cây nước nóng lạnh đứng còn được thiết kế có thêm ngăn làm lạnh được tiệt trùng bằng ozone hoặc bộ lọc nước. Phía trên cây nước bố trí cơ cấu để lắp bình nước uống tiêu chuẩn 20 lít.
- Loại cây nước thấp chỉ là một bộ phận nén có tác dụng làm nước nóng lạnh trực tiếp, không có những chức năng lọc nước hoặc tiệt trùng và phải được đặt lên bàn hoặc lên giá để tránh bụi bẩn.
Các bộ phận chính của bình nước nóng lạnh, cây nước gồm hệ thống bình đựng nước lạnh và nước nóng. Các bình này được làm bằng chất liệu kim loại có dung tích thường nhỏ hơn 1 lít, được bọc xốp cách nhiệt để tránh tổn thất nhiệt ra môi trường. Các bình được nối với chai cung cấp nước từ phía dưới và nối với vòi rót nước từ phía trên để đảm bảo trong bình luôn đầy nước.
- Đối với khoang nóng: cây nước nóng lạnh được bố trí thanh đun điện công suất khoảng 500W và có rơle để khống chế nhiệt độ nước từ 90 – 95oC. Nếu nhiệt độ nước xuống dưới 90oC thì rơle sẽ tự động bật thanh đun và khi nhiệt độ nước quá 95oC thì rơle tự ngắt thanh đun. Cây nước còn được bố trí rơle thứ 2 có tác dụng bảo vệ thanh đun khi nhiệt độ thanh đun quá cao. Thường thì bên trong các loại cây nước nóng lạnh hay có một thùng cách nhiệt nhỏ giữ nước trong các bể chứa ở nhiệt độ thích hợp. Khi xử lý được nhấn vòi nóng lạnh, một lượng nước chảy ra phục vụ cho người dùng, một lượng nước chưa làm nóng/lạnh sẽ chảy vào khoang làm nóng, lạnh bên trong cây nước và chiếm chỗ các nước đã chảy ra từ vòi. Lượng nước này sau đó được nung nóng lên tới khoảng 90 ° C (với bình nóng), làm lạnh khoảng 10-15 độ là đã sẵn sàng để dùng cho mục đích như giải khát, phà nước, trà, cafe… Các cây nước có công suất làm nóng 750 W nóng có thể cung cấp lên đến 50-60 ly nước mỗi giờ ở nhiệt độ này.
- Đối với khoang lạnh: máy nước nóng lạnh được thiết kế ống xoắn làm lạnh nước. Để làm lạnh nước phải có một hệ thống lạnh hoạt động theo nguyên lý tương tự như tủ lạnh gồm blốc, dàn ngưng, dàn bay hơi và ống mao. Tuy nhiên, so với tủ lạnh thì hệ thống lạnh ở cây nước nóng lạnh có vài điểm khác biệt là blốc nhỏ hơn, dàn bay hơi là dạng ống xoắn để làm lạnh nước.
- Để khống chế nhiệt độ nước lạnh luôn giữ trong khoảng từ 6-10oC, nhà sản xuất bố trí một rơle nhiệt đóng ngắt máy nén. Khi nhiệt độ nước đạt 6oC, rơle ngắt và khi nhiệt độ nước vượt 10oC thì rơle đóng.
- Để tránh hiện tượng nước trong bình bị đóng băng gây ra vỡ bình, nguy hiểm cho người sử dụng thì nhà sản xuất bố trí thêm rơle thứ 2 để bảo vệ khi rơle nhiệt độ không ngắt do hỏng, rơ le này có chức năng ngắt nguồn điện khi nhiệt độ nước xuống quá thấp. Năng suất làm lạnh nước khoảng 1lít/h.
- Để tiện cho quá trình sử dụng và tiết kiệm điện cho các hộ gia đình, nhà sản xuất bố trí các công tắc đóng ngắt với đèn tín hiệu: Cho nguồn điện, cho máy lạnh và cho thanh đun nước. Do cây nước là một thiết bị đun điện nên khi lắp đặt người sử dụng cần đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn như phải tiếp đất cho cây nước tránh điện rò ra vỏ, cần đề phòng chuột làm tổ và cắn hỏng dây, gây chập điện.
- Cây nước nóng lạnh rất tiện dụng trong sinh hoạt hàng ngày như vậy nhưng cũng là một thiết bị tiêu tốn một lượng khá nhiều điện năng. Bình nước nóng chờ và nước lạnh chờ tuy rất nhỏ, nhưng luôn có tổn thất nhiệt dù đã được cách nhiệt rất tốt. Điện tiêu tốn cũng khá lớn (giống như phích nóng cắm điện liên tục). Do đó, khi không sử dụng thì nên tắt nguồn cây nước nóng lạnh để đỡ lãng phí điện năng.
- Để kéo dài tuổi thọ cho cây nước nóng lạnh, đồng thời giữ được vệ sinh nguồn nước thì vấn đề vệ sinh cho cây nước nóng lạnh cũng có vai trò rất quan trọng. Việc kiểm tra và vệ sinh máy phải được tiến hành theo đúng quy trình như sau.
+ Đầu tiên, bạn rút nguồn điện rồi lấy bình nước úp trên máy ra để nơi an toàn.
+ Tiếp theo, xả bỏ nước nóng lạnh còn đọng lại trong máy ra ngoài, đồng thời tháo rời từng bộ phận như hai vòi, đĩa chia nước, khay nước xả, vệ sinh bồn lạnh bằng khăn sạch. Sử dụng cọ vệ sinh chuyên dùng để vệ sinh các kẽ nhỏ trong bồn lạnh, hai ống ra vòi, vệ sinh hai vòi rồi gắn lại đúng vị trí ban đầu.
+ Về vấn đề vệ sinh bên ngoài cây nước nóng lạnh, bạn nên sử dụng khăn ẩm dể lau, tuyệt đối không lau bằng xăng dầu, xà phòng vì những chất này dễ làm hư vỏ máy, đồng thời gây mùi cho nước uống. Sau khi vệ sinh xong, nên dùng nước sạch súc rửa nhiều lần bồn nóng và bồn lạnh. Lắp đặt các bộ phận rồi cắm điện lại cho máy.
+ Khi cần vệ sinh cây nước nóng lạnh, việc đầu tiên là bạn kiểm tra bảo trì bầu nước nóng, nước lạnh bên trong, nếu cần gọi kỹ thuật sửa cây nước nóng lạnh chuyên môn đến kiểm tra bảo trì định kỳ.
26 comments