bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Dị tật đô thị với nhà siêu mỏng

Dị tật đô thị với nhà siêu mỏng

 Đầu năm 2013, Sở Xây dựng Hà Nội lại xin lùi thời gian xử lý đến hết quý II năm 2013.  

 

Thách thức những ngôi nhà chỉ… bằng cái tường.

Tại số 36 Phạm Ngọc Thạch, giáp với phố Đào Duy Anh vẫn còn một bức tường dài chừng chục mét, dày khoảng 20 cm. Đây là hệ quả của sai lầm trong việc tính toán, thu hồi và đền bù đất mở rộng nút thắt cổ chai trên con phố này. Khi xóa được nút thắt phố Phạm Ngọc Thạch, tại địa điểm số 36 này một căn nhà đã bị giải tỏa, nhưng chừa lại… bức tường.

Không dễ dẹp bỏ những ngôi nhà thế này
Không dễ dẹp bỏ những ngôi nhà thế này

 

Dù diện tích đất còn lại nhỏ đến mức chỉ là một bức tường nhưng chủ nhà cũ nhất quyết không phá bỏ, cho phường mượn để làm bảng tin. Đương nhiên, căn nhà phía trong muốn bỏ bức tường này để vươn ra mặt phố là không đơn giản.

 

Bức tường này là biểu tượng điển hình của nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn Hà Nội.

 

Hay như tuyến đường  La Thành - Cát Linh - Yên Lãng vừa được mở rộng, cũng xuất hiện những ngôi nhà mỏng chỉ… vài gang tay. Nhìn vào đó người ta không thể hình dung được cái được đặt tên là “nhà”.

 

Cách đó không xa, đoạn đường Xã Đàn - con đường được làm với giá “đắt nhất thế giới” cũng  vẫn tồn tại những căn nhà siêu mỏng mà mấy năm qua “hô hào” quyết tâm xóa bỏ, thành phố vẫn chưa giải quyết được.

 

Ở khu vực cầu vượt mới Vĩnh Tuy đi qua phố Minh Khai cũng xuất hiện mấy căn nhà siêu mỏng, siêu méo, có chiều sâu chỉ hơn 1m và hiện nay, vẫn là nơi kinh doanh, buôn bán của các hộ gia đình. Qua trao đổi, họ cho biết dù chật hẹp, bất tiện nhưng “vẫn còn một ít, cũng là tiền tỷ, bỏ đi làm sao được, đành phải tận dụng”.

 

Hay như đoạn đường Khuất Duy Tiến - phần thuộc dự án đường vành đai III - chỉ dài vài trăm mét nhưng đã xuất hiện tới hơn chục ngôi nhà dị thường. Nhiều ngôi nhà chiều sâu chưa đầy 2m. Điển hình là ngôi nhà 2 tầng hình dạng kiểu “chuồng chim” của Công ty CPTVTK Hà Nội án ngữ góc giao cắt phố Khuất Duy Tiến với đường Thanh Xuân.

 

Ngôi nhà mọc lên trên thửa đất hình thước thợ với bề rộng hơn 10m nhưng độ sâu chỉ xấp xỉ hơn 2m, có đầu chỉ nhỉnh hơn 1m. Tầng trên người ta cơi ra phía trước thêm gần 1m, tạo nên vẻ… kỳ quái cho ngôi nhà.

 

Cách ngôi nhà này không xa, gần chục căn tạo thành một dãy (mỗi căn nhà rộng khoảng 3m, chiều sâu chỉ nhỉnh hơn 1m) cũng thản nhiên mọc lên bất chấp những quy định của Luật Xây dựng.

 

Tính đến nay theo báo cáo của 11 quận, huyện vẫn còn tồn đọng 252/597 trường hợp chưa được xử lý. Trong số đó, quận Ba Đình còn  tới 69 trường hợp, Hà Đông còn 34 trường hợp…

 

Đâu là lối thoát?

 

Phải khẳng định, chuyện nhà siêu mỏng, siêu méo đã “nóng” từ năm 2003, đến nay đã chục năm nhưng vẫn loay hoay chưa tìm được phương án giải quyết hậu quả. Những ngôi nhà đó giống như những dị tật chốn đô thị, mà trải qua nhiều lần “chữa trị” vẫn chưa khỏi hẳn.

 

Về điều này Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Đức Học thừa nhận các cấp chính quyền còn lúng túng và chậm chễ trong việc giải quyết những ngôi nhà tuy nhỏ và mỏng nhưng giá bạc tỷ.

 

Ông Học nhấn mạnh: “Cơ chế chính sách đã có nhưng việc triển khai tại địa bàn, theo báo cáo, lại rất phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng chung, và việc giải quyết nhà siêu mỏng siêu méo chưa thể hoàn thành mục tiêu đề ra mà  sẽ phải rời tới hết quý 2/2013”.

 

Ông Học cũng chỉ ra những vướng mắc cụ thể, là việc hợp khối, hợp thửa là rất khó khăn do nhiều trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo đều là “mặt tiền”, nằm trên các trục đường thuận lợi hương mại, dịch vụ, có giá trị chuyển nhượng cao, hoặc do các hộ dân đã sinh sống và kinh doanh từ nhiều năm nay.

 

Thêm nữa, việc áp dụng chính sách thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng không được người dân đồng thuận. Một số trường hợp khi thu hồi đất còn vướng cơ chế tài chính như giá thuê, thời gian thuê và thủ tục đấu thầu. Đó là chưa kể đến các văn bản xử lý UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên - Môi trường lúc chậm, lúc trùng, thậm chí còn ngược nhau nên tiến độ xử lý các công trình luôn khó.

 

Tiếp xúc với những người dân sống trong các căn nhà siêu nhỏ, đa số các hộ dân đều “than khó” bởi cuộc sống mưu sinh của họ trông chờ vào những ngôi nhà vài mét vuông đó.

 

Ví như chị Nguyễn Thanh (đường Mễ Trì - Từ Liêm) sống trong căn nhà rộng chưa đầy 10m và sâu 1m nói: Nhiều hộ dân phải sống như vậy vì đó là phần còn lại của các thửa đất bị thu hồi để mở đường trước đó.

 

Hộ chị Thanh không được cấp nhà tái định cư, số tiền đền bù trước đây cũng “tiêu vèo là hết”, đời sống của cả gia đình đều trông vào quầy sửa đồ điện của chồng. Nếu không “bám vào ngôi nhà này”, thì chẳng biết gia đình lấy đâu tiền chi tiêu hằng ngày.

 

Cũng chung hoàn cảnh như thế, hộ anh Đức Tuấn ở 83 phố Trần Đăng Ninh có chưa đầy 1m đất mặt tiền để mở hiệu cắt tóc. Anh cho biết gia đình ủng hộ chủ trương của thành phố, nhưng hai vợ chồng anh đều không có công việc ổn định, tất cả sống chủ yếu nhờ cắt tóc với cái diện tích nhỏ này. Trong khi đó, đất thực tế ở đây lên đến 200 triệu/m2, với mức giá này quận Cầu Giấy thật khó mà đền bù thỏa đáng.

 

Có không ít ý kiến cho rằng, nếu thành phố Hà Nội đồng ý cho thu hồi các diện tích đất, kích thước đất không phù hợp, thì các quận, huyện sẽ giải quyết dứt điểm nhà siêu mỏng, siêu méo. Tuy nhiên lại có ý kiến lật ngược lại, là như vậy sẽ vi phạm luật đất đai.

 

Do đó, để làm tốt điều này cần phải có cơ sở pháp lý để thu hồi đất ngoài chỉ giới mở đường, nếu không sẽ phát sinh khiếu kiện gay gắt. Cùng với đó, phải tính toán được phương án tái định cư khi thu hồi đất. Thành phố nên động viên các hộ dân tự thương lượng với nhau để hợp khối công trình, nhằm đảm bảo diện tích công trình đủ chuẩn xây dựng. Nếu không tự thương lượng được, Nhà nước sẽ thu hồi và sử dụng điều tiết phần đất đã thu hồi.

 

Theo Sơn Bình

Pháp Luật VN

website: doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>