bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Doanh nghiệp “cắn răng” đẩy khó đến người lao động

Doanh nghiệp “cắn răng” đẩy khó đến người lao động

Mặc dù khẳng định chưa cắt giảm lao động, nhưng trước hàng loạt khó khăn do chi phí đầu vào liên tục tăng: Tăng giá xăng dầu, tăng lương cơ bản và giờ là giá điện, nhiều doanh nghiệp cho biết: Việc tăng giá dồn dập nhiều mặt hàng thiết yếu trên thực chất là “đẩy khó đếnngười lao động”.

Cố giữ lao động, nhưng người tiêu dùng sẽ gánh chịu

Ông Nguyễn Hồng Cầu - TGĐ Cty xây dựng công trình điện Đa Phúc (Sóc Sơn - Hà Nội) - than: Việc tăng giá điện rất khó khăn cho các DN SXKD như chúng tôi.

Hiện tại các nguyên-nhiên-vật liệu đầu vào đều tăng, trong khi đó giá thành sản phẩm không tăng được tương ứng. Với tình hình này, thời gian tới, chúng tôi cũng phải tính đến việc tăng giá sản phẩm, nhưng cân nhắc tăng 5% hay 10% là phải tính toán rất kỹ, vì cũng phải chia sẻ và giữ chữ tín với khách hàng. Không thể vin vào khó khăn để cắt giảm lao động hay cắt giảm thu nhập của họ được. 

Nhưng thực chất, việc điện, than, gas, xăng dầu tăng giá dồn dập như thế này quả “đẩy khó đếnNLĐ”. Ông Nguyễn Quốc Lập - Giám đốc Cty may Kyung Việt (KCN Phố Nối A - Hưng Yên) - chia sẻ: Thu nhập bình quân của NLĐ Cty khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng, cao hơn mức lương tối thiểu, song ngay cả mức lương này cũng khó cầm cự nếu chi phí đầu vào cứ tăng mãi. 

Ông Lập cho biết, mặc dù chịu nhiều sức ép về giá cả đầu vào tăng mạnh, thị trường tiêu thụ khó khăn, nhưng Cty cũng không thể giảm lương, tăng giờ làm hay cắt giảm thu nhập của NLĐ. Đành tìm giải pháp tăng giá bán sản phẩm, nhưng như vậy thì người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng sẽ phải gánh tất cả chi phí này.

Doanh nghiệp “cắn răng” đẩy khó đến người lao động (1)
Giá điện tăng không chỉ ảnh hưởng DN, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Ảnh: Kỳ Anh

Thời gian qua, thép, ximăng là hai ngành chịu tác động mạnh nhất bởi giá điện tăng. Ông Phạm Huy Thọ - Chánh văn phòng Cty ximăng Hoàng Thạch - ta thán: Thị trường xây dựng đang đóng băng, hàng hóa bán chậm, không thể tăng giá sản phẩm vào thời điểm này. Do vậy, chắc chắn là lợi nhuận sẽ giảm. 

Trước tình hình đó,Nhà máyximăng Hoàng Thạch đã sử dụng nhiều giải pháp tiết kiệm như tăng cường quản lý tiết kiệm điện năng tới từng phân xưởng; sử dụng dầu FO thay dầu DO có tính năng như nhau, đảm bảo môi trường, nhưng giá thành rẻ hơn; phát triển công nghệ đốt trấu bổ sung với than, giảm việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường và mang lại nguồn thu nhập cho bà con nông dân... 

"Khó khăn là như vậy, nhưng Cty chúng tôi vẫn chưa nghĩ đến việc cắt giảm LĐ và thu nhập của họ. Nếu cắt giảm LĐ sẽ tạo nên tác động tiêu cực cho xã hội và NLĐ sẽ đi về đâu?" - ông Thọ chia sẻ.

Tại KCN Biên Hoà I, TGĐ Cty CP Nhất Nam Phan Văn Bình - DN chuyên sản xuất hàng gỗ gia dụng, ván ép, MDF - cho biết: Giá điện tăng buộc DN phải tìm mọi cách để giảm chi phí đầu vào, giảm NLĐ do giá điện cũng chiếm 5% giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm điện, hiện nay DN chỉ có khoảng 100 LĐ thường trực, còn phần lớn LĐ thì cho nghỉ ở nhà đợi việc. 

“DN làm ăn thua lỗ, nhìn vào bảng lương của NLĐ thấp cũng muốn tăng thêm các khoản phụ cấp, nhưng giá cả điện cứ tăng như thế này thì muốn tăng thu nhập cho công nhân cũng không được”. Ông Bình cũng cho rằng: Việc giá đầu vào sản xuất tăng cao khiến sản xuất của DN không hiệu quả đang khiến nhiều DN đóng cửa hàng loạt, những DN còn tồn tại được thì cũng chỉ biết “cắn răng chịu đựng” đến lúc nào hay lúc đó.

Tăng giá điện, vẫn kêu lỗ

Với mức tăng 5% giá bán điện từ 1.8, theo tính toán của Bộ Công Thương, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50kWh/tháng sẽ không bị ảnh hưởng do vẫn giữ nguyên giá bán điện cho bậc thang này. 

Các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100kWh/tháng tăng chi 6.800đ/tháng, sử dụng 200kWh/tháng tăng chi 15.500đ/tháng, sử dụng tới 400kWh/tháng tăng chi 37.200đ/tháng. Đợt tăng giá này nhằm bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Đặc biệt là giá than từ ngày 20.4.2013 tăng từ 37 – 41% tùy từng loại than. 

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một quan chức Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN cho biết: Sau đợt điều chỉnh giá than ngày 20.4 với mức bằng 100% giá thành sản xuất của năm 2011 (đã được kiểm toán), giá than bán cho ngành điện mới chỉ bằng 85-87% giá thành năm 2013. 

Tổng số tiền tăng thêm từ việc tăng giá điện lần này, theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN) ước tính khoảng 5.000 tỉ đồng sẽ chỉ đủ bù đắp các chi phí tăng thêm và bù một phần lỗ của các năm trước. 

Trong khi đó, khoản lỗ luỹ kế mà ngành này đang “treo” lại (gồm lỗ tỉ giá và tiền nhiên liệu nợ của Tập đoàn Dầu khí VN và Tập đoàn CNThan - Khoáng sản VN) vẫn chưa trả được. Khó khăn về vốn đầu tư khiến EVN cũng đang sa lầy vào các dự án điện khi không đủ nguồn vốn đối ứng để triển khai, dẫn đến nguy cơ thiếu điện.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, việc tăng giá điện trong bối cảnh lạm phát tuy được kìm cương, nhưng sức cầu của nền kinh tế vẫn ở mức thấp, các ngành sản xuất vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng hàng tồn kho và NLĐ còn nhiều khó khăn, sẽ đẩy gánh nặng về giá lên vai người tiêu dùng cuối cùng. 

Dự báo của các chuyên gia, cùng với giá xăng dầu, đợt điều chỉnh giá điện này sẽ tạo đà cho giá cả nâng lên mặt bằng mới, khiến CPI sẽ tăngở mức 0,6% trong tháng 8, thay vì 0,27% trong tháng 7 vừa qua.

Chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới đời sống NLĐ

Ông Phạm Xuân Hồng - Tổng GĐ Cty cổ phần may Sài Gòn 3: Với giá điện hiện nay, các doanh nghiệp đã khó khăn trong việc chăm lo cho người lao động, nay giá điện tiếp tục tăng sẽ khiến cho chi phí sản xuất đầu vào của doanh nghiệp cũng bị đội lên, trong khi đó với tình hình kinh tế như hiện nay, giá cả đầu ra của sản phẩm lại không thể tăng giá, do vậy việc chăm lo cho người lao động càng gặp khó khăn thêm. M.Thoa

Bà Nguyễn Kim Thúy - Chủ tịch kiêm Giám đốc 2 Cty Đỉnh Vàng và Sao Vàng - cho biết: Với tổng số gần 30.000 công nhân làm việc tại các chi nhánh trải dài từ Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương tới thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai..., mỗi tháng chúng tôi sử dụng lượng điện giá trị khoảng 7 tỉ đồng. Hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, các đơn hàng xuất sang các nước đều chịu sức ép về giá. Chính vì vậy, thông tin từ ngày 1.8 giá điện tăng trung bình 5% khiến doanh nghiệp khá “choáng”. 

Tất nhiên, chúng tôi sẽ vẫn phải duy trì sản xuất, nhưng giá điện tăng sẽ thêm một gánh nặng nữa cho doanh nghiệp. Về lâu dài nếu giá điện, xăng tăng quá nhiều, để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp có lẽ cũng phải tính tới việc cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động, dù biết điều đó sẽ ảnh hưởng tới đời sống của hàng chục nghìn công nhân. Việt Hoà

Theo Báo Lao động

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>