bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Lương - "miếng bánh nhỏ phải chia công bằng”

Lương - "miếng bánh nhỏ phải chia công bằng”

 

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phân tích, lương khu vực hành chính Nhà nước phải tiếp tục cải tiến, đạt mức lương cơ bản để người lao động an tâm, toàn tâm toàn ý với với công việc.

Khu vực dịch vụ công được xem là khu vực có thu, hoạt động theo luật viên chức, theo bà Mai, được tạo cơ chế để tăng các nguồn thu như tăng giá học phí, tăng giá viện phí, tăng các dịch vụ công cơ bản và dùng nguồn thu đó để đầu tư trở lại cho các đơn vị này. Các đơn thị theo đó có thể quyết định về nhân lực, quyết định về lương dưới sự quản lý và quy định của luật pháp, làm cho khu vực này chuyển động một cách mạnh mẽ hơn, nâng cao chất lượng.
 
 
Lương - miếng bánh nhỏ phải chia công bằng”
Bà Trương Thị Mai: "Người dân không thể chấp nhận bộ máy nhà nước quá đông hưởng lương ngân sách" (ảnh: Việt Hưng).

Ngoài ra, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cũng cho rằng hoàn toàn có thể lấy lương từ khu vực dịch vụ hiện nay chuyển sang cho khu vực hành chính.

“Chúng ta không thể sử dụng một tỷ lệ quá cao ngân sách để chi cho lương mà chỉ có thể dùng một phần hợp lý còn phải phân công lại để đầu tư cho an sinh xã hội, cho đầu tư công. Người dân không thể chấp nhận một bộ máy Nhà nước quá đông, và sử dụng khoản ngân sách quá lớn để mà trả cho tiền lương được” – bà Ma giải thích.

Theo kế hoạch, sắp xếp lại bộ máy và sắp xếp lại tiền lương cho các khu vực, sắp tới, nhà nước chỉ tập trung cho khu vực hành chính. Còn khu vực dịch vụ công có thu thì sẽ giữ nguồn thu đó để chi cho lương, cho đầu tư trở lại.

Tuy nhiên, bà Mai cũng khẳng định việc tăng các loại phí, giá dịch vụ sẽ đi theo lộ trình. Ví như tăng viện phí được thực hiện dần từng bước chứ không thay đổi quá bất ngờ làm người dân chuẩn bị không kịp. Lộ trình thực hiện bảo hiểm ý tế toàn dân theo đó là việc bắt buộc để khi có người ốm đau bảo hiểm có tiền để chi trả.

Khu vực dịch vụ công cũng có quyền chủ động trong việc thu, chi để tự cân đối giữa việc chi trả lương hay đầu tư trang thiết bị… và cũng thực hiện theo lộ trình.

Một vấn đề khác cũng đặt ra là thay đổi toàn bộ cơ cấu đầu tư để cho các khu vực như bệnh viện, các trường học lớn thực hiện việc tự thu tự chi trước, còn khu vực nông thôn vùng khó khăn, nhà nước vẫn phải dành sự ưu tiên.

Bà Mai nhấn mạnh: “Ngân sách của ta vẫn có khó khăn. Miếng bánh vẫn còn nhỏ nhưng chia cũng phải công bằng. Toàn bộ cơ cấu lương về lâu dài không phải chỉ sắp xếp xong bộ máy là xong mà còn phải chuyển dịch. Có thế, tổng thể lương không tăng trong tổng thể ngân sách nhưng sẽ đáp ứng tốt hơn cho những khu vực nào Nhà nước cần chi”.

Khu vực trọng điểm, “cần chi” đó được xác định là khu vực hành chính. Còn bài toán sẽ là không có hướng giải nếu nhà nước phải lo lương cho cả khối hành chính này và khối dịch vụ công.

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội khẳng định, tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết trong Hội nghị TƯ 7 sắp tới. “Chúng ta sẽ kết thúc năm 2012, bố trí tiền lương tăng theo một lộ trình tạm thời cho năm 2013 để đến Hội nghị TƯ 7, sau khi bàn xong vấn đề cải cách tiền lương, sẽ có những quan điểm, bước đi dài hạn hơn, hợp lý, công bằng hơn đối với tiền lương trong khu vực nhà nước, bao gồm khối hành chính, dịch vụ và DNNN” – bà Mai thông tin thêm.
 
 
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền: “Có tăng lương nhưng giảm mức đề xuất”
 
 
Bộ trưởng LĐ-TB&XH trao đổi với Tổng biên tập Dân trí trong giờ nghỉ (ảnh: Việt Hưng).
Bộ trưởng LĐ-TB&XH trao đổi với Tổng biên tập Dân trí trong giờ nghỉ
(ảnh: Việt Hưng).

“Chúng tôi đã làm việc với người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề tăng lương. Người sử dụng lao động đã đồng ý việc tăng lương nhưng cũng phản ánh tình trạng khó, chi phí sản xuất tăng… nên cũng phải chia sẻ với họ.

Mức tối thiểu khu vực doanh nghiệm hiện chia làm 4 vùng, cao nhất 2 triệu đồng, thấp nhất chỉ hơn 1 triệu, không đủ sống. Điều tra xã hội về mức sống của người lao động, hiện nay lương tối thiểu chỉ đảm bảo được trên 60% nhu cầu sống tối thiểu.

Vậy nên quan điểm của chúng tôi là cần có lộ trình tăng lương ngay năm 2013. Tuy nhiên, mức đề xuất không đủ 100% như lộ trình mà sẽ tăng lương từ 1/1/2013 ở mức khoảng 20%.

Còn không lo vấn đề “tăng lương như phân bón cho cây giá cả mọc cao hơn”. Năm ngoái tăng lương có kích thích tăng giá đâu. Tăng lương là dể đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho người lao động.

 

 

Theo dantri

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>