Thậm chí, nhiều doanh nghiệp hiện có số dư tiền và tương đương tiền trong két sắt lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Theo BCTC quý II-2013 của TCTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 865 tỷ đồng (tăng 41,22% so với cùng kỳ 2012). Riêng quý II-2013, công ty mẹ báo lãi 352,3 tỷ đồng (tăng 153% so với cùng kỳ 2012), lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 443,8 tỷ đồng (tăng 83% so với cùng kỳ 2012).
Với kết quả này, PVD đã thực hiện 68,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2013. BCTC hợp nhất quý II-2013 cũng công bố một con số hết sức ấn tượng về dòng tiền của PVD.
Theo đó, dòng tiền hoạt động kinh doanh 6 tháng của PVD lên tới 2.228 tỷ đồng, đủ để doanh nghiệp chi trả các khoản nợ ngắn và dài hạn (chi trả ròng 888 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm) và nâng số dư tiền và tương đương tiền cuối quý II-2013 lên đến 2.335 tỷ đồng (gấp đôi số dư đầu năm).
Giải trình về mức tăng trưởng đột biến này, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng giám đốc PVD, cho biết hiệu suất hoạt động các giàn khoan trong quý II tăng do hoạt động xuyên suốt, ổn định (giàn khoan PV Drilling I bảo trì mất 58 ngày) và giá cho thuê các giàn khoan tự nâng sở hữu tăng bình quân khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo: cafef.vn
Dây chuyền sản xuất đạm Phú Mỹ. |
CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) cũng là doanh nghiệp luôn duy trì được lượng tiền mặt rất lớn trong két sắt của mình. Theo thống kê, lượng tiền mặt của DPM giữ kỷ lục năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, tiền và các khoản tương đương tiền lần lượt đạt 3.748 tỷ đồng năm 2010, 4.070 tỷ đồng năm 2011 và 5.629 tỷ đồng năm 2012.
Theo BCTC quý II-2013, lợi nhuận sau thuế của DPM đạt 908 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt hơn 1.626 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận có sự sụt giảm nhưng lượng tiền mặt của DPM thời điểm cuối quý II vẫn là con số trong mơ của các doanh nghiệp niêm yết khác. Cụ thể, tiền và các khoản tương đương tiền thời điểm chốt quý II-2013 của DPM đạt xấp xỉ 5.911 tỷ đồng.
Chưa thể sánh bằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí nhưng doanh nghiệp dược phẩm cũng thường xuyên duy trì lượng tiền mặt đủ để các doanh nghiệp khác “thèm khát”. Điển hình là Dược Hậu Giang (DHG).
Theo BCTC hợp nhất quý II-2013, doanh thu thuần của DHG đạt 728,8 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ 2012) và lãi gộp tăng 20% khi đạt 321,17 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng mạnh đã góp phần làm gia tăng lượng tiền mặt của doanh nghiệp.
Theo thống kê, tiền và các khoản tương đương tiền thời điểm “kiểm kê” cuối quý đạt hơn 590 tỷ đồng. Tương tự, CTCP Dược phẩm OPC (OPC) là 22,6 tỷ đồng, CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC) 60,2 tỷ đồng, CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) 96,8 tỷ đồng.
Ảnh hưởng xu hướng đi xuống của giá cao su thế giới, kết quả hoạt động của các công ty trong ngành cao su bị sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Dù vậy, các doanh nghiệp này vẫn nằm trong nhóm những doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào.
Theo thống kê, tiền và các khoản tương đương tiền của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) cuối quý II đạt hơn 211 tỷ đồng, CTCP Cao su Đồng Phú (DPR) đạt hơn 496 tỷ đồng, CTCP Cao su Hòa Bình (HRC) đạt gần 44 tỷ đồng. CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) dù chưa công bố BCTC quý II nhưng theo số liệu từ BCTC quý I-2013 tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp này lên đến 864 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện nay, CTCP Khí Việt Nam (GAS) là doanh nghiệp niêm yết có lượng tiền mặt lớn nhất trên TTCK. Theo BCTC quý II-2013, lượng tiền mặt trong tài khoản của doanh nghiệp này đã đạt xấp xỉ 2.200 tỷ đồng.
Nếu cộng thêm các khoản tương đương tiền thì tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền của GAS sẽ là con số “khủng” 16.142 tỷ đồng. CTCP Sữa Việt Nam (VNM) cũng là doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn. Theo BCTC quý II-2013, tiền và các khoản tương đương tiền của VMN thời điểm kết quý II đạt hơn 812 tỷ đồng.
Sài gòn Đầu tư tài chính
26 comments