bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
"Phao cứu sinh" cho ngân hàng yếu

"Phao cứu sinh" cho ngân hàng yếu

 "Phao cứu sinh" cho ngân hàng yếu

Để cứu một số tổ chức tín dụng (TCTD) đang gặp khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang chuẩn bị trình Chính phủ đưa ra một "phao trợ giúp" mới, đó là cơ chế góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt.

 

Các TCTD được cứu là các TCTD được NHNN xác định lỗ lũy kế vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của các TCTD này có thể gây mất an toàn hệ thống TCTD.

 

 

Trọng trách lớn

 

 

Các quyết định số phận của TCTD được kiểm soát đặc biệt hoàn toàn phụ thuộc vào Thống đốc NHNN. Thống đốc sẽ quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt; quyết định mức vốn cần được bổ sung để bảo đảm đáp ứng được mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ an toàn theo quy định; quyết định số vốn mà TCTD được chỉ định hoặc số vốn NHNN cần tham gia góp vốn, mua cổ phần; quyết định các hình thức góp vốn, mua cổ phần và thời gian thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.

 

 

Nếu như vậy thì trách nhiệm của Thống đốc thật nặng nề, vì rủi ro của các quyết định này rất lớn, khó có thể bảo đảm là những quyết định này sẽ hoàn toàn chính xác, đưa TCTD thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh khoản để trở về trạng thái kinh doanh bình thường.

 

 

Tuy nhiên, Thống đốc cũng có những "phao" riêng của mình để bảo đảm an toàn cho những quyết định của mình. Đó là: cho vay tái cấp vốn; cho vay đặc biệt; cho phép tạm thời áp dụng một số chỉ tiêu về an toàn hoạt động ở mức không tương đương như các TCTD bình thường; các biện pháp hỗ trợ khác nhằm xử lý những khó khăn tạm thời ngoài dự kiến.

 

Thực chất rất khó đánh giá được hiệu quả những biện pháp này, vì đây là những biện pháp không được công khai, chỉ có NHNN mới biết được tiền cho TCTD vay có được sử dụng đúng mục đích không, có hiệu quả hay không.

 

 

Kinh nghiệm một số nước từ các cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy, có thể NHNN cho các ngân hàng vay để vượt

 

qua khủng hoảng, nhưng các điều kiện để được vay vô cùng khắt khe, ngân hàng phải chứng minh được các khó khăn về thanh khoản chỉ là tạm thời và có năng lực để vượt qua tình trạng này. Thậm chí việc này cần phải Quốc hội quyết định để công khai về việc đưa "phao cứu trợ" ngân hàng.

 

 

Can thiệp sâu

 

 

Đối với trường hợp NHNN trực tiếp góp vốn, mua cổ phần của TCTD thì vấn đề đặt ra là nếu cho vay không hiệu quả thì NHNN sẽ xử lý như thế nào đối với các TCTD này, liệu có tiếp tục cho vay không; các TCTD này liệu có thể sống mãi bằng các biện pháp trợ giúp từ NHNN hay không; NHNN có nên tiếp tục can thiệp vào số phận của các TCTD hay không, hay để các định chế tài chính vận hành theo quy luật thị trường, nếu quá yếu kém thì rút khỏi thị trường.

 

Trước khi cân nhắc sự trợ giúp của NHNN bằng việc góp vốn, mua cổ phần, còn có nhiều giải pháp khác cũng đang được thực hiện như mua bán sáp nhập, mua bán nợ xấu, mở cửa hơn nữa đầu tư nước ngoài.

 

 

Và có nên quá lo lắng về các hậu quả khi TCTD phá sản hay không khi còn có cơ chế bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi TCTD mất khả năng thanh khoản.

 

 

Ngoài việc trực tiếp góp vốn, mua cổ phần, NHNN còn được quyền chỉ định một số TCTD khác phải góp vốn mua cổ phần của tổ chức; quyết định việc chuyển nhượng vốn, cổ phần tại TCTD được tham gia góp vốn, mua cổ phần của TCTD được chỉ định.

 

 

Việc bắt buộc TCTD phải góp vốn, mua cổ phần của TCTD khác dù muốn hay không là các biện pháp hành chính của NHNN can thiệp quá sâu vào các hoạt động ngân hàng, làm mất quyền tự chủ của các TCTD.

 

 

Hơn nữa, chưa rõ NHNN dùng các tiêu chí, phương pháp gì để đánh giá các chỉ định này là chính xác, phù hợp và hiệu quả. Nếu TCTD chỉ định làm ăn thua lỗ vì quyết định này của NHNN thì trách nhiệm thuộc về ai? Các cổ đông của TCTD chỉ định có quyền gì trước sự can thiệp của NHNN vào việc sử dụng quyền đối với vốn góp của họ?

 

 

Những câu hỏi này cần được NHNN làm rõ trước khi quyết định đưa ra những cơ chế mới.

 

Theo Thời báo kinh doanh

 

Trang tin doanh nghiệp: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>