Với tinh thần đó, Cơ quan Quản lý CITES (Công ước Quốc tế về Buôn bán các loài nguy cấp) tại VN sẽ xây dựng quy định pháp luật cụ thể về quản lý trong phạm vi nội địa các chiến lợi phẩm sừng tê giác được săn bắn và nhập từ Nam Phi.
Cơ quan chức năng của VN cho biết, sẽ hợp tác với các đối tác tại Nam Phi để giải quyết vấn đề thay đổi và chuyển giao các chiến lợi phẩm săn bắn.
Thời gian qua, cơ quan chức năng VN chưa quản được hết các nguồn sừng tê giác chiến lợi phẩm nhập từ Nam Phi.
Theo báo cáo, 90% sừng tê giác bị săn bắn tại Nam Phi được chuyển đến VN. Nhưng cho đến nay không biết chính xác bao nhiêu ở lại VN, bao nhiêu chuyển ra ngoài. Số liệu ở Trung Quốc cũng không có. Song tin rằng 70% số này ở lại VN” - TS. Naomi Doak, Trưởng Đại diện TRAFIC Đông Nam Á - Greater Mekong |
Theo Mạng lưới Kiểm soát Buôn bán Động Thực vật Hoang dã (TRAFFIC), chỉ tính từ năm 2003 đến 2010, Nam Phi cấp phép xuất sang VN 657 chiếc sừng tê giác chiến lợi phẩm.
Tuy nhiên, con số chính thức khai báo qua CITES VN từng ấy năm chỉ là 170 chiếc. Số còn lại đi đâu, dùng vào việc gì, đến nay, vẫn chưa ai trả lời được.
Theo qui định, sừng tê giác chiến lợi phẩm không được buôn bán. Thay vào đó, chúng bị đánh thuế ở mức 3% giá trị chiếc sừng. Mỗi kg sừng được tính ở mức 25.000USD.
Như vậy, tổng số thuế thất thu từ 487 sừng tê giác chiến lợi phẩm được khai báo nhập về VN và không thấy trên sổ sách là hai triệu USD.
Để giảm tốc độ tàn sát tê giác, ngoài việc giới hạn các cuộc săn xuống còn một cuộc/thợ/năm, Nam Phi còn tăng cường giám sát các cuộc săn và mỗi sừng tê giác săn đều được gắn chip và lấy mẫu ADN để lưu giữ.
Ngoài ra, từ tháng 5/2012, Bộ Môi trường Nam Phi đã đình chỉ cấp giấy phép cho các thợ săn VN. Trước đó, từ tháng 7/2009 hơn 180 người VN trong tổng số 384 người từ khắp nơi trên thế giới đã thực hiện 400 cuộc săn bắn tê giác hợp pháp ở Nam Phi.
Hỗ trợ - muốn không được
Nguyên nhân không kiểm soát được sừng tê giác đổ vào VN có phần không nhỏ từ bên ngoài. Bản thân nhà chức trách Nam Phi từ năm 2010 mới chính thức cung cấp cho các đồng cấp ở VN thông tin liên quan giấy phép xuất khẩu của CITES trước khi tiến hành xuất các chiến lợi phẩm sừng tê giác sang VN. Đây cũng là năm được cho là tăng vọt các vụ săn bắn trộm tê giác ở nước này mà các nhà bảo tồn quy trách nhiệm chủ yếu cho các thợ săn VN.
Hội nghị quốc tế các bên lần thứ 16 (COP16) của CITES kéo dài 11 ngày ở Thailand và kết thúc ngày 14/3 tuần trước, đoàn VN cho biết, vẫn không nhận được đề nghị hỗ trợ từ Ban Thư ký CITES trong cuộc chiến chống nạn buôn lậu sừng tê giác và quản lý chiến lợi phẩm săn bắn. Yêu cầu này từng được Chính phủ VN nêu ra tháng 9/2012. Với các tổ chức khác, VN nhận được “rất ít hỗ trợ”.
Tại hội nghị lớn nhất diễn ra ba năm một lần đó, VN kêu gọi “muốn mở rộng yêu cầu tới các bên khác để trợ giúp chúng tôi trong việc cải thiện hệ thống quản lý”.
Tuy nhiên, ông Allan Thornton, Chủ tịch Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) có trụ sở ở Mỹ và Anh, cho hay các đề nghị đó của VN không được đáp ứng. Chính EIA của Allan Thornton đã công bố tại hội nghị bản điều tra cáo buộc VN là thị trường buôn lậu cũng như tiêu thụ sừng tê giác chính của thế giới.
Năm 2013-2014, Việt |
Theo QD
Tiền Phong
26 comments