bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Siêu lợi nhuận từ đầu tư cầu thủ

Siêu lợi nhuận từ đầu tư cầu thủ

 18 năm sau khi giã từ sân cỏ, cựu hậu vệ Manchester City (Anh) - Ray Ranson đang kiếm bộn từ chính niềm đam mê thể thao của mình. Là nhà sáng lập kiêm CEO của Quỹ quản lý tài sản R2, Ranson chuyên đầu tư vào các cầu thủ, mà cụ thể là mức phí chuyển nhượng của họ. Theo đó, khi chi tiền cho các đội bóng phát triển một cầu thủ trẻ, ông sẽ được hưởng phần trăm khi câu lạc bộ bán anh ta sau này. Ranson cho biết quỹ của mình thường lời gấp rưỡi chỉ sau 2 năm.

Hoạt động đầu tư này xuất phát từ Argentina vào cuối thập niên 90. Đến nay, cả thế giới có ít nhất 11 quỹ đầu tư vào hàng trăm cầu thủ. 8 trong số này có khoản đầu tư lên tới hơn 500 triệu USD, Julio Senn tại công ty luật Senn, Ferrero, Asociados Sports & Entertainment (Tây Ban Nha) cho biết.

Ray Ranson - CEO Quỹ quản lý tài sản R2. Ảnh: Bloomberg
Ray Ranson - CEO Quỹ quản lý tài sản R2. Ảnh: Bloomberg

Theo Ranson, đầu tư vào quyền chuyển nhượng là việc tốt đối với bóng đá, nhất là các đội có tài chính eo hẹp. Rất nhiều câu lạc bộ, đặc biệt là ở Nam Âu, đang phải vật lộn với việc tăng doanh thu và vay tiền từ ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Ranson cho biết: "Các câu lạc bộ rất cần khoản đó vì vay ngân hàng quá khó khăn". Trong tháng 2, quỹ của ông đã đầu tư tới 50 triệu bảng (75 triệu USD) vào 20 cầu thủ ở châu Âu. Các câu lạc bộ sẽ ngay lập tức có tiền mặt. Tuy nhiên, họ sẽ phải hy sinh một khoản lớn hơn về sau, khi chia phí chuyển nhượng cầu thủ với nhà đầu tư.

Ranson ví dụ, ông có thể đưa 1 triệu euro (1,3 triệu USD) cho một đội bóng để có 50% phí chuyển nhượng của cầu thủ triển vọng trong đội. Ranson nói: “Nếu cầu thủ đó có giá 2 triệu hôm nay, anh ta có thể đáng giá 3 triệu khi được bán. Thế là tôi lãi một nửa rồi". Ranson cho biết: "Tôi chẳng tốn một giọt mồ hôi nào trong 15 năm qua".

Tuy nhiên, các quan chức bóng đá chẳng hề hào hứng với kiểu đầu tư này. Richard Scudamore - CEO Giải bóng đá Ngoại hạng Anh cho biết việc này đang đe dọa tính độc lập của các câu lạc bộ khi nhà đầu tư có thể gây ảnh hưởng lên việc mua bán cầu thủ.

Năm 2007, scandal nổ ra tại giải Ngoại hạng Anh khi việc câu lạc bộ West Ham United chuyển toàn bộ quyền kiểm soát Carlos Tevez cho nhà đầu tư bị phanh phui. Quan chức Anh sau đó đã cấm hoạt động này trong vòng 1 năm, khiến Ranson phải tạm dừng đầu tư tại đây. Nhưng Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) lại "bật đèn xanh" cho việc này, miễn là các nhà đầu tư không gây ảnh hưởng đến sự đi hay ở của các cầu thủ.

Christiano Ronaldo với khoản phí chuyển nhượng kỷ lục - 80 triệu euro năm 2008. Ảnh: Bloomberg
Christiano Ronaldo với khoản phí chuyển nhượng kỷ lục - 80 triệu euro năm 2008. Ảnh:Bloomberg

Tuy nhiên, các nhà đầu tư như Ranson chỉ kiếm được tiền nếu cầu thủ được chuyển nhượng khi còn hợp đồng. Ngược lại, họ sẽ mất trắng. Đó là lý do vì sao các hợp đồng của Ranson luôn kèm theo điều khoản khuyến khích bán cầu thủ. Ví dụ như tự động chuyển quyền hưởng phí sang cầu thủ khác nếu hợp đồng của cầu thủ ông chọn hết hạn. Hoặc đội bóng có thể bị phạt nếu họ không bán cầu thủ sớm.

Trong số các cầu thủ được đặt cược, dĩ nhiên không thể thiếu tiền vệ ngôi sao của Real Madrid - Cristiano Ronaldo. Năm 2002, quỹ đầu tư First Portuguese tại Tây Ban Nha đã chi 3,1 triệu euro mua một phần phí chuyển nhượng của cầu thủ này và 5 đồng đội khác tại câu lạc bộ Sporting Clube de Portugal. Năm 2003, Ronaldo chuyển đến Manchester United với khoản phí 15 triệu euro. Đỉnh điểm là năm 2008, anh đầu quân cho Real Madrid với 80 triệu euro, trở thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử.

Traffic Sports (Italy) cũng là một trong những quỹ nổi bật về đầu tư phí chuyển nhượng. Quỹ thứ hai của công ty này ra đời năm 2008 với số vốn huy động 50 triệu USD. Quỹ này đã thu lời 62% khi bán 21 cầu thủ đầu tiên, theo báo cáo năm 2012.

Thùy Linh (theo Bloomberg)

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>