bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Thứ trưởng Bộ Xây dựng "mách nước" lương 5 triệu đồng để mua được nhà

Thứ trưởng Bộ Xây dựng "mách nước" lương 5 triệu đồng để mua được nhà

 Từ 14h chiều 11/6, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức đối thoại trực tuyến về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội.

 
Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
 
Trước câu hỏi về một phép tính khác mà người có thu nhập thấp hơn mức 7,5 triệu đồng/tháng có thể mua được nhà, Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng: Chúng ta phải có nhiều giải pháp và nhiều gói cũng như nhiều loại hình sản phẩm để các đối tượng người thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở đô thị ở các mức khác nhau đều có thể giải quyết được vấn đề nhà ở của mình.
 
Theo đó, Thứ trưởng bộ Xây dựng cho rằng về mức thu nhập thấp là một cá nhân đi làm thu nhập đến 9 triệu đồng, mà cũng có người có thể chỉ 2-3 triệu đồng, 1 gia đình có thể thu nhập tối đa ở mức thu nhập thấp là 18 triệu đồng, nhưng tối thiểu nhiều gia đình có thể thu nhập chỉ có 5 triệu đồng.
 
“Làm thế nào để giải quyết được vấn đề nhà ở cho các đối tượng với dải thu nhập như thế” lãnh đạo bộ Xây dựng tự đặt câu hỏi. Và để giải đáp thắc mắc này, Thứ trưởng bộ Xây dựng phụ trách bất động sản đưa ra gải pháp: Nếu ở đây tính mức tối thiểu, nếu là 30m2, ví dụ Viglacera vừa mới khởi công nhà ở khu Đặng Xá, mà theo tôi biết rất nhiều vợ chồng trẻ sang mua và hài lòng, bán giá 8,5 triệu đ/m2. Như vậy, với 30m2, giá toàn bộ căn hộ là 250 triệu đồng.

Để sở hữu ngôi nhà 250 triệu đồng, Thứ trưởng Nam tính toán: Chúng ta phải đặt cọc tức là tự lo khoảng 50 triệu đồng (20%), vay 80% là 200 triệu đồng, trả trong 10 năm, mỗi năm trả 20 triệu đồng tiền gốc, mỗi tháng trả 1,8 triệu đồng, lãi 6% tính trên gốc lớn đầu tiên, một năm trả 12 triệu đồng tiền lãi. Đây là những tháng đầu, các tháng sau gốc giảm thì lãi còn giảm nữa. Ngay tháng đầu tiên, lãi mỗi tháng 1 triệu+1,8 triệu gốc. Như vậy, mỗi tháng trả 2,8 triệu đồng. Với thu nhập của những gia đình khoảng 5-6 triệu, dành 30-35% thu nhập để trả thì có thể trả được. Như các NHTM công bố, có thể vay 15 năm, 200 triệu đồng trong 15 năm thì con số trả hàng tháng còn giảm đi nữa.

Theo Thứ trưởng Nam với căn hộ diện tích  30m2 hiện nay lớn hơn các nhà lắp ghép ở Trung Tự, Kim Liên ngày xưa dành cho Vụ trưởng, vụ phó với 1 phòng 14m, 1 phòng 10m và 4,5 m hành lang, vệ sinh…“Ngày xưa phải cấp vụ trưởng, vụ phó mới được phân phối như thế”, Thứ trưởng Nam so sánh.

Tuy nhiên, khác với phát biểu lạc quan của lãnh đạo bộ Xây dựng đối với người thu nhập thấp chỉ có thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng thì ngân hàng lại không chấp nhận cho vay vì mức thu nhập này không đủ để trả nợ?.
 
Đại diện phía ngân hàng thương mại, đơn vị trực tiếp cho người dân vay tiền mua nhà, ôngTrần Xuân Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định: “Với thu nhập chỉ 4-5 triệu đồng/tháng mà vay 500 triệu đồng thì hoàn toàn không không khả thi”

Theo lý lẽ ngân hàng thì: “Với thu nhập đó còn lại bao nhiêu để trả nợ? Ít nhất họ phải chi 3-4 triệu đồng/tháng để sinh hoạt, vậy chỉ còn 1-2 triệu đồng để trả nợ. Trong khi Ngân hàng Nhà nước chỉ giới hạn trong 10 năm đối với khách vay là cá nhân”

Trước cái lắc đầu từ phía ngân hàng, Thứ trưởng bộ Xây dựng cho rằng: Tôi đưa ra giải pháp với gia đình thu nhập quá thấp thì phải theo phương thức đi thuê, rồi tích lũy. “Tôi vừa tiếp đoàn khách Viện phát triển Hàn Quốc, họ cũng khuyến cáo chúng ta có nhiều gói sản phẩm bất động sản khác nhau. Nhà nước cố gắng lo chỗ ở cho người dân, chứ không cố gắng lo sở hữu nhà cho người dân. Việc này chúng ta phải giải quyết trong hàng chục năm, chứ không phải trong một vài năm.”, Thứ trưởng bộ Xây dựng nói.

 

 

Theo Dantri     

 

 

Website: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>