bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Váy xưa và xe không chính chủ nay

Váy xưa và xe không chính chủ nay

 Sau cuộc tranh cãi, thò ra thụt vào về chuyện phạt hay không phạt xe chính chủ giữa các bộ, cuối cùng thì đại diện Văn phòng Chính phủ cũng lên tiếng. Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 29/3/2013, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho báo chí biết, sau khi tiếp thu ý kiến của người dân, Bộ CA đã dừng việc ngừng phương tiện giao thông trên đường để kiểm tra chuyện "chính chủ" hay "không chính chủ".

Về cách làm, ông Đam cho biết: "Tại các điểm đăng ký xe, Bộ CA có trách nhiệm kiểm tra phương tiện đó xem có "chính chủ" hay không. Bộ CA cần thiết có biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở. Đi kèm nhắc nhở là chế tài".

Bộ trưởng Đam đặc biệt nhấn mạnh: "Tuyệt đối không được gây khó cho dân!".

Nhưng dân còn gặp... khó. Hiện nay, trên 10 triệu chiếc xe máy đang lưu thông hàng ngày trên cả nước, đại đa số thuộc diện "không chính chủ"! Con số này được nêu ra tại cuộc họp.

Vì nhiều lý do khách quan, người mua xe đã phải trả tiền và được sử dụng nhưng không được đứng tên trên cà vẹt (giấy chứng nhận đăng ký xe). Có thể kể ra những lý do phổ biến của tình hình này như sau:

Người lao động từ các tỉnh về TP lớn như Hà Nội, TP.HCM lao động, lập nghiệp đa số chưa có hộ khẩu nên không thể đăng ký xe tại nơi tạm trú.

Nhiều lao động phổ thông làm việc không ổn định, nay ở Đồng Nai, mai Bình Dương, ngày kia tìm việc ở TP.HCM. Có tiền họ mua chiếc xe làm chân đi. Kẹt tiền bán đi. Có việc làm mua lại xe khác. Nếu mỗi lần mua và đăng ký cho được "chính chủ" là điều không thể.

Nhiều người thu nhập thấp, phải mua lại xe cũ đã qua sử dụng, giá trị xe không còn lớn như ban đầu nhưng khi đi đăng ký rất phức tạp vì trước đó đã sang tay 2 - 3 đời chủ bằng giấy viết tay.

Theo đánh giá thực trạng tồn tại số lượng lớn "xe không chính chủ" một phần lỗi của người dân nhưng một phần cũng do những chính sách và sự buông lỏng của cơ quan quản lý.


Có đến 10 triệu xe máy "không chính chủ". Ảnh minh họa: Anh Quân/ TBKTSG


Về phía Bộ CA, mặc dù khẳng định "CSGT không được dừng xe để truy tội "chính chủ" hay không" nhưng nếu vi phạm lỗi vi phạm trực tiếp, nếu người vi phạm không xuất trình được đầy đủ giấy tờ sẽ bị tạm giữ phương tiện để xác minh làm rõ có hay không vi phạm quy định không chuyển quyền sỡ hữu phương tiện.

Nói cách khác, người sử dụng phương tiện "không chính chủ" phải bị xử phạt khi CSGT "vịn" tới!

So ra, cơ bản vẫn là "phạt" nhưng giảm mức độ quyết liệt một chút.

Nhiều công nhân lao động ở các khu công nghiệp Bình Dương dí dỏm: "Nghe qua thấy cũng nhẹ hơn chút song đọc kỹ lại thì thấy giống như xoa dầu trước khi quất roi vậy!".

Trấn an "không làm khó dân" xem ra chưa "hạ nhiệt" được nỗi lo lắng của hơn 10 triệu người dân "không chính chủ" đang hàng ngày ngồi trên chiếc xe 2 bánh.

Người dùng xe "không chính chủ" vẫn bị "chế tài" bên cạnh các biện pháp tuyên truyền. "Chế tài" nào "tuyệt đối không gây phiền hà cho dân" vẫn là câu hỏi không lời đáp.

Chiếc váy thời xưa và xe "không chính chủ" nay

Chuyện xưa kể rằng, vua Minh Mạng (1820 - 1841) từng có chiếu chỉ cấm phụ nữ ...mặc váy! Việc này nhằm chỉnh đốn phong hóa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là biện pháp nâng cao văn minh, bảo vệ người phụ nữ.

Tuy nhiên, ý định tốt của nhà vua đã không được nhân dân đồng tình. Vua đã nghiêm túc xem lại chiếu chỉ của mình ban ra.

Nhắc lại chuyện xưa để thấy rằng, một ý định, mục tiêu dù tốt đẹp đến đâu trong suy nghĩ, tư duy của người có thẩm quyền và trách nhiệm cũng phải tiện lợi cho người dân. Điều kiêng kỵ nhất là quy định đó gây khó khăn cho họ.

Trong khi đó, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp cho rằng "Cần phải phân tích từ nhiều góc độ để bảo đảm "thấu tình đạt lý".

Bộ Giao thông vận tải dù không phải là ngành có vinh dự được mang danh hiện "vận tải nhân dân" song đã rất nhân dân, dũng cảm rút ý kiến đề xuất sau khi "tiếp thu ý kiến nhân dân".

"Vấn đề quan trọng cuối cùng là mục đích cuối cùng của việc xử phạt có xuất phát từ chính lợi ích của người dân và xã hội hay không? Đó là vấn đề rất lớn, không thể coi thường".

Nhân viên công lực cứ làm tốt nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông chứ không nên quá quan tâm phạt vạ chuyện xe đó "chính chủ" hay không "chính chủ" làm gì!

Theo Tuan VietNam

Website: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>