bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Người lao động có quyền tìm cho mình công việc tốt hơn

Người lao động có quyền tìm cho mình công việc tốt hơn

 Dự án Luật Việc làm sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp lần này, để làm rõ hơn về tính hiệu quả của dự án luật bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.

 

 
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh. XH.
 

Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về tính khả thi, hiệu quả của dự án Luật Việc làm đối với người lao động nếu luật này được đưa vào cuộc sống?

 

Luật Việc làm điều chỉnh toàn bộ lực lượng lao động đang làm việc tại Việt Nam, nhưng các chính sách của Luật này đang hướng nhiều về khu vực phi chính thức, còn khu vực chính thức đã được tập trung để điều chỉnh trong Bộ Luật Lao động ở cả hai góc độ là tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động. Với 15 triệu lao động ở khu vực chính thức họ cũng đang vận hành theo quy định của Bộ Luật Lao động trong đó quy định từ giờ làm việc, giờ làm thêm, giờ nghỉ ngơi, quy định mối quan hệ giữa người lao động và người chủ doanh nghiệp, trong quá trình bình thường, trong quá trình xảy ra tranh chấp nếu vi phạm thì xử lý như thế nào.

 

Vì vậy, Bộ Luật Lao động sửa đổi lần này cũng quy định các chính sách khá cụ thể về tiền lương, đặc biệt có cơ chế mới là Hội đồng tiền lương để mà công bố theo định kỳ hoặc theo quá trình phát triển kinh tế hoặc theo quá trình lạm phát để nhằm hỗ trợ cho người lao động hoặc cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành nền kinh tế.

 

Vì vậy mà khu vực chính thức trong Luật Việc làm chỉ còn điều chỉnh mấy vấn đề. Thứ nhất, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, khi người lao động đang đi làm việc, có thu nhập ổn định, công việc bình thường do chủ doanh nghiệp trả thì không vấn đề gì nhưng nếu người lao động bị thất nghiệp thì họ rơi vào khu vực phi chính thức, khi đó họ sẽ được hưởng một khoản trợ cấp trong thời gian nhất định để có thể được đào tạo nghề, đào lạo lại nghề hoặc được hỗ trợ tư vấn để quay lại thị trường lao động.

 

Chính sách thứ hai tác động tới khu vực có quan hệ lao động trong Luật Việc làm là chính sách nâng cao kỹ năng nghề, khi người lao động đang làm việc bình thường nhưng lại có nhu cầu được xác nhận tình trạng tay nghề của họ hoặc thiết lập một kỹ năng nghề cao hơn thì có thể đề xuất để có thể thi hoặc xát hạch để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề để phục vụ cho quá trình chuyển dịch công việc mới thì Luật việc làm cũng điều chỉnh trường hợp này.

 

Ngoài ra còn có chính sách nào dành cho người lao động nữa thưa bà?

 

Một chính sách khác nữa sẽ tác động tới lực lượng đang có quan hệ lao động  đó là thông tin dự báo về thị trường lao động. Trong quá trình phát triển nền kinh tế như thế này thì một người lao động cũng chẳng làm việc suốt đời trong một doanh nghiệp hay một công việc cụ thể, kể cả trong khu vực công cũng vậy, người ta có quyền tìm kiếm một cơ hội tốt hơn cho công việc của mình.

 

Có ý kiến cho rằng không nên chuyển bảo hiểm thất nghiệp sang bảo hiểm việc làm, ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?

 

Hiện rất ít nước trên thế giới thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm, vì bảo hiểm việc làm là bảo hiểm cho cả doanh nghiệp và người lao động, như vậy chính sách này chỉ hiệu quả ở những đất nước mà tỷ lệ lao động trong quan hệ lao động ở mức độ cao, khoảng 80-90%, tức là người ta phải đóng góp rất lớn vào quỹ bảo hiểm này và đất nước đó phải là đất nước phát triển. Nước ta đang ở mức độ thấp, tỷ lệ lao động trong quan hệ lao động mới khoảng trên dưới 30% và nước ta là nước đang phát triển nên để nhà nước hỗ trợ và điều hành quỹ bảo hiểm việc làm là không có khả năng.

 

Tôi đề nghị chúng ta vẫn nên giữ nguyên chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhưng có bổ sung thêm chính sách mới là hỗ trợ 1 phần cho doanh nghiệp trong khi nền kinh tế có khó khăn để các doanh nghiệp duy trì việc làm. Có lẽ với mức độ hiện nay chỉ có thể dừng lại như thế. Để có chính sách bảo hiểm việc làm to lớn hơn và điều chỉnh nhiều chính sách hơn thì phải tương lai vài chục năm nữa.

 

Trong 10 năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục cơ cấu lại lao động. Chúng ta chỉ còn khoảng 20% nông nghiệp đóng góp trong GDP và chúng ta có 30-35% lao động nông nghiệp từ con số hơn 47% hiện nay. Như vậy đòi hỏi quá trình chuyển dịch rất nhanh, sẽ có khoảng 10 triệu lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực chính thức, đòi hỏi có sự tác động của chính sách, nếu không để chuyển dịch tự nhiên thì sự tổn thương với người lao động rất lớn.

 

Có tình trạng doanh nghiệp cho thuê lại lao động và doanh nghiệp giới thiệu việc làm cũng đang có vướng mắc, bà có ý kiến gì về vấn đề này?

 

Doanh nghiệp cho thuê lao động đã được bổ sung trong Luật lao động và chúng ta đang chuẩn bị văn bản hướng dẫn để việc cho thuê lao động đảm bảo được đúng pháp luật. Việc không sử dụng lao động trực tiếp mà dùng số lao động tuyển dụng được đi cho thuê, quá trình đó có thể làm cho người lao động không an toàn hoặc không được thu nhập đúng mức lao động.

 

Vì vậy, luật lao động cũng đã có những quy định mang tính nguyên tắc và tiêu chuẩn về việc này, giao chính phủ hướng dẫn. Chúng tôi sẽ giám sát văn bản dưới luật để đảm bảo việc thực thi chính sách bảo vệ được người lao động.

 

Còn tư vấn dịch vụ việc làm là đã có quy định đã hiện hành. Hiện có 2 loại hình làm tư vấn dịch vụ việc làm, một là đơn vị sự nghiệp do nhà nước tổ chức và doanh nghiệp tư vấn dịch vụ việc làm thì được xã hội hóa, vận hành theo quy định pháp luật và cả 2 vấn đề đều đang được đưa vào điều chỉnh trong luật việc làm. Nhưng doanh nghiệp tư vấn dịch vụ việc làm là doanh nghiệp có điều kiện, được quy định tại Luật việc làm.

 

Theo Infonet

 

 

Trang tin doanh nghiệp: http://doanhnghiep24hvn.com

 

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>