bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Nhà đầu tư nước ngoài quay lưng với Trung Quốc

Nhà đầu tư nước ngoài quay lưng với Trung Quốc

 Sản xuất sản phẩm điện tử ở nhà máy Panasonic tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội.

Sản xuất sản phẩm điện tử ở nhà máy Panasonic tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội.

 

Bài toán chi phí nhân công bao gồm lương, thưởng, bảo hiểm, phụ cấp, làm thêm, được nhà đầu tư tính toán và Việt Nam tiếp tục trở thành một trong những điểm đến lý tưởng nhất.

Theo thống kê của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), chi phí nhân công tại các nước trọng điểm trong khu vực châu Á trong ba năm từ 2009 đến 2012, đã có những biến đổi đáng kể. Theo đó, sáu nước đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản lần lượt là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar.

Tại Trung Quốc, chi phí nhân công cho một người trong năm ngoái là khoảng 683.000 yen, tương đương 6.730 USD. Nếu tính từ năm 2009 với mức 4.100 USD, chi phí này đã tăng tới 64% ở Trung Quốc. 

Thái Lan và Malaysia có mức tăng thấp hơn, song cũng vượt từ ngưỡng 4.449 USD (Thái Lan) và 4.197 USD (Malaysia) năm 2009 lên trên dưới 6.000 USD năm 2012. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các nhà đầu tư và sản xuất của Nhật Bản khi mà bóng đen của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa tan hết.

Trong bối cảnh này, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Myanmar, Bangladesh và Việt Nam, được xem như những “cứu cánh” và là địa chỉ đầu tư hấp dẫn nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản. 

JETRO cho biết chi phí nhân công ở Việt Nam năm 2012 vào khoảng 2.600 USD, bằng gần 40% so với Trung Quốc. So với năm 2009, mức tăng chi phí này cũng không đáng kể, cho thấy một sự ổn định tương đối tốt cho các nhà đầu tư. 

Trong khi đó, chi phí nhân công tại Myanmar, Bangladesh chỉ vào khoảng 1.000 USD, tức bằng khoảng 20% so với Trung Quốc. Chênh lệch lớn về mức chi phí chính là tiền đề để các nhà đầu tư Nhật Bản chuyển dịch làn sóng đầu tư vào các thị trường này, trong đó Việt Nam là điểm đến được ưa thích nhất.

Tập đoàn sản xuất hàng may mặc Uniqlo của Nhật Bản cho biết sẽ giảm tỷ lệ sản xuất tại Trung Quốc từ mức 75% xuống còn 60%. 

Trong khi đó, Công ty thương mại Aoyama chuyên sản xuất trang phục cũng cho biết sẽ nhanh chóng đẩy mạnh việc giảm tỷ lệ sản xuất tại Trung Quốc từ 70% xuống 50%. Thay vào đó, các thị trường mới nổi ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Myanmar sẽ là điểm đến bù đắp cho việc giảm sản lượng này.

Xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam và các thị trường khác được JETRO xác nhận thông qua báo cáo điều tra được tổ chức này tiến hành cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng hoạt động đầu tư tại Trung Quốc trong vòng 1, 2 năm tới chỉ còn 52,3%, giảm tới 9,6% so với kết quả điều tra năm 2009. 

Trong khi đó, số doanh nghiệp được hỏi sẽ mở rộng đầu tư tại các thị trường khác như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar chiếm tới 80%

 

Theo Xã luận

 

Website: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>