bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Nhiều lực cản với thương mại toàn cầu

Nhiều lực cản với thương mại toàn cầu

 Phong trào chống bảo hộ thương mại diễn ra tại nhiều nước châu Phi.

 

Thương mại tăng trưởng chậm vì kinh tế khó khăn

 

WTO cho rằng, tình hình kinh tế thế giới khó khăn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế tại châu Âu diễn biến phức tạp, đã "cản bước" đà tăng trưởng của thương mại toàn cầu.

 

Giám đốc điều hành WTO P.La-mi nhận định, châu Âu là một mạng lưới thương mại có tính tích hợp cao, đồng thời cũng là một mắt xích cung cấp lớn của thế giới, nên khi tăng trưởng châu Âu giảm sẽ ảnh hưởng lớn tới khối lượng giao dịch thương mại của thế giới.

 

Các chuyên gia của WTO cho rằng, sự phục hồi kinh tế ở Mỹ trong năm 2013 sẽ chỉ bù đắp được phần nào sự yếu kém trong Liên hiệp châu Âu (EU), khu vực được dự báo có mức tăng trưởng bằng "không", hoặc thậm chí còn tăng trưởng âm nhẹ trong năm nay.

 

Cũng theo các chuyên gia của WTO, Trung Quốc sẽ tiếp tục "qua mặt" các nền kinh tế hàng đầu khác nhờ hạn chế được đà sụt giảm, song xuất khẩu vẫn bị kìm hãm bởi lực cầu yếu ở châu Âu.

 

Vì thế, năm 2013 được dự báo nhiều khả năng sẽ lặp lại kịch bản năm 2012, với thương mại và sản lượng kinh tế đều tăng trưởng chậm. Thương mại toàn cầu năm 2012 chỉ tăng 2% so với năm trước đó, trong khi tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2011 đạt 5,2%.

 

Ngoài Trung Quốc, Mỹ và EU, các nền kinh tế lớn khác trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Ðộ, Bra-xin... cũng đang đối mặt nhiều khó khăn.

 

Trong khi kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài, thì các nền kinh tế thuộc nhóm BRICS như Ấn Ðộ, Bra-xin, đều suy giảm tăng trưởng mạnh trong năm 2012.

 

Một khi các nền kinh tế hàng đầu thế giới thiếu lực, thì thương mại toàn cầu khó có thể duy trì đà tăng trưởng.

 

Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu đã suy giảm nhanh chóng trong năm 2012, cũng do nguyên nhân là tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế phát triển và những bất trắc xảy ra thường xuyên liên quan tương lai của đồng ơ-rô.

 

Trong khi đó, sản lượng kinh tế thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước phát triển lại hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu ở cả các nền kinh tế phát triển lẫn đang phát triển.

 

Trong năm 2012, xuất khẩu hàng hóa thế giới chỉ tăng 0,2% lên 18,3 nghìn tỷ USD, do tác động từ việc giá hàng hóa giảm, đặc biệt là cà-phê, bông, sắt và than. Xuất khẩu dịch vụ thương mại cũng chỉ tăng 2% lên 4,3 nghìn tỷ USD.

 

Tự do hóa thương mại gặp nhiều thách thức

 

Cùng với kinh tế khó khăn, một trở ngại nữa với thương mại toàn cầu, đó là chính phủ các nước đã và đang gia tăng chính trị hóa vấn đề thương mại và tăng cường chủ nghĩa bảo hộ.

 

Các vụ kiện, tranh chấp thương mại liên quan vấn đề bảo hộ mậu dịch đã gia tăng mạnh mẽ trong mấy năm gần đây.

 

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phải đối mặt với một loạt vụ kiện tại WTO từ Mỹ, EU và Nhật Bản về vấn đề bảo hộ mậu dịch.

 

Trong khi đó, tại châu Âu, các xu hướng tự do thương mại và bảo hộ luôn ở thế giằng co, trong khi nước này muốn bảo hộ, thì nước kia lại muốn tự do hóa thương mại.

 

Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo Pháp trong các cuộc tranh cử gần đây đều thuyết phục mạnh mẽ về bảo hộ nhằm thu hút cử tri là những người chống toàn cầu hóa.

 

Trong khi đó, Thủ tướng Ðức A.Méc-ken luôn bày tỏ quan điểm rằng, việc quay lại chủ nghĩa bảo hộ sẽ là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

 

Theo các nhà phân tích, hành vi "một tiến, một lùi" này ở EU, cùng với những khó khăn kinh tế, khiến tự do thương mại bị cản trở.

 

Tại các khu vực khác trên thế giới, nhất là tại Mỹ la-tinh, thời gian qua cũng luôn tồn tại tình trạng nước này muốn tự do thương mại, nước kia đòi bảo hộ.

 

Trong bối cảnh nhiều lực cản với thương mại toàn cầu như trên, từ đầu năm đến nay, WTO đã lần thứ hai hạ mức dự báo tăng trưởng thương mại thế giới trong năm 2013.

 

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, tăng trưởng thương mại toàn cầu vẫn có thể được cải thiện, nhờ một vài "điểm sáng" trong bức tranh u ám của kinh tế thế giới.

 

Trong trường hợp kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi tốt, tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ được cải thiện.

 

Bên cạnh đó, ngay thời điểm WTO đưa ra dự báo hạ mức tăng trưởng thương mại thế giới nêu trên, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo hoạt động kinh tế toàn cầu trong tháng 4 sẽ tăng, đặc biệt ở Mỹ và Nhật Bản. Báo cáo hằng tháng  của OECD cho thấy, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu khởi sắc hơn so với đánh giá trong tháng trước.

 

Tại Khu vực đồng ơ-rô gồm 17 nước thành viên, đặc biệt là ở Ðức, các chỉ số đều có dấu hiệu đi lên. Các nước như Bra-xin, Anh, Ca-na-đa và Nga đều có triển vọng duy trì được chiều hướng tăng trưởng hiện tại.

 

Trong trường hợp kinh tế thế giới phục hồi tốt, điều này sẽ thúc đẩy buôn bán toàn cầu tăng trưởng khá hơn.

 

Theo Hanoimoi

 

Website: http://doanhnghiep24hvn.com

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>