bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
"Sập bẫy" vì ham mua hàng hiệu qua mạng xã hội

"Sập bẫy" vì ham mua hàng hiệu qua mạng xã hội

Mua bán hàng hiệu online từ lâu đã trở thành thói quen của khá nhiều dân chơi đồ hiệu, khi ngại cảnh đắt đỏ tại cửa hàng chính hãng.

 

Với sự phát triển của internet, từ các trang mua bán nổi tiếng như: Muar.. Enb... cho đến trang buôn bán, trao đổi hàng hiệu mới nổi nhưng khá uy tín là Authentic đều thu hút lượng khách hàng cực lớn. Họ thoải mái “tham quan” hàng trên web, nếu ưng thì đến tận nơi thử và “sờ” để cảm nhận độ thật.

 
Người bán thường là chủ nhân của món hàng hiệu đã sử dụng, hoặc chủ cửa hàng chuyên thu gom đồ hiệu đã qua sử dụng, kiêm luôn nhận order hàng hiệu từ web nước ngoài (rẻ hơn khá nhiều nếu so với mua chính hãng).

 

Mua bán online tiện lợi là thế, nhưng lại là lỗ hổng cực lớn để dân lừa đảo tung hoành. Bởi khi đã mua bán trên mạng, chẳng có cơ quan thẩm định nào đứng ra bảo đảm món hàng đó là thật như trong cửa hàng chính hãng.

 

Tất cả chỉ dựa vào sự “tin tưởng lẫn nhau” hoặc con mắt tinh đời của những ai đã từng dùng hàng hiệu. Đã có rất nhiều vụ lừa đảo qua web mua bán, điển hình là vụ Đoàn Anh Đức (27 tuổi, quận Ba Đình) lừa tới 200 triệu đồng của 12 nạn nhân.

 

Trước vành móng ngựa, Đức khai không có tiền ăn tiêu nên lập nhiều "gian hàng" online bán đồ thời trang như túi xách, giày dép, kính... "Bị cáo đưa hình ảnh về các sản phẩm của LV, Chanel... và quảng cáo chuyên cung cấp hàng hiệu xịn với giá rẻ".

 
Siêu lừa này còn khai, "Để giống một gian hàng thật, bị cáo lập nick chat online, tư vấn trực tiếp cho người mua". Khi khách đặt hàng, Đức cung cấp tài khoản của vợ anh ta hoặc bạn bè để họ chuyển tiền.
 
 
Trong số 12 nạn nhân bị Đức lừa bán hàng hiệu, có một phụ nữ ở TP HCM bị lừa tới 85 triệu. Đoàn Anh Đức đã bị tuyên phạt 7 năm tù cho tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
 
 
Còn khá nhiều vụ lừa đảo ầm ĩ, nhưng sau đó đều được dàn xếp bằng cách thủ phạm chấp nhận trả lại tiền, kèm theo xin lỗi cẩn thận mong nạn nhân bỏ qua. Qua những lùm xùm như thế, người ta trở nên e dè hơn trong việc mua hàng hiệu qua các trang mua bán online.
 
 
Ngay lúc này, cơn sốt bán hàng trên mạng xã hội bắt đầu lan tràn và thu hút sự chú ý của những tín đồ mua sắm. Người ta tin tưởng mạng xã hội hơn bởi sự liên kết cá nhân rõ ràng hơn, không còn “mờ mờ ảo ảo” như trên web mua bán.

 

Một loạt trang cá nhân được đặt những cái tên kèm theo dòng “Hàng xách tay”, “Hàng hiệu giá chuẩn”, “Hàng hiệu xách tay”, “Authentic only”…

 

Cũng giống như các trang web mua bán, việc thẩm định độ “thật giả” của các sản phẩm được rao ở Facebook đều dựa vào kiến thức hàng hiệu của người mua. Và nếu “đen”, chưa từng sờ vào sản phẩm hàng hiệu nào thì rất có thể người mua sẽ được ăn “thịt lừa” với cái giá xịn cắt cổ. Bởi vì, không phải shop online nào cũng đặt cái tâm bán hàng lên trên hết.

 

"Sập bẫy" vì ham mua hàng hiệu qua mạng xã hội 1

 

"Sập bẫy" vì ham mua hàng hiệu qua mạng xã hội 2

Ảnh thắt lưng và giày fake lại chình ình trên nhiều trang cá nhân bán hàng hiệu (Ảnh minh họa)

 

 

Mới đây, vụ vài shop online khá nổi tiếng trên Facebook sử dụng ảnh giày và thắt lưng Salvatore Ferragamo fake của một shop bán hàng fake, để rao với giá hàng xịn, đã khiến cư dân mạng phải giật mình.

 
Chủ nhân shop bán hàng fake chụp 2 bức ảnh quảng cáo cho sản phẩm fake của mình, điều đó cũng không có gì đáng bàn, bởi ngay từ đầu shop đã công khai giá và xuất sứ hàng fake.
 
 
Điều đáng nói, là 2 shop online khác “tiện” lấy luôn 2 bức ảnh đó, đem về Facebook của mình và quảng cáo là hàng xịn với giá cũng rất “xịn”: 350 Euro/đôi (tương đương 10 triệu đồng). Sự thật không bao giờ được che giấu trên Facebook, việc lấy ảnh đăng giá bừa bãi đã bị những người sành hàng hiệu “phách vị” ngay lập tức.

 

V.P, cũng là người bán hàng online khá lâu trên mạng bức xúc:“Nhìn cái ảnh biết ngay. Quả thực ảnh đó lan tràn trên Facebook rất nhiều, không chỉ 2 shop ấy mà còn nhiều shop khác lấy về và bảo là hàng xịn, bán giá xịn.

 

Chúng tôi bán hàng bao năm nay rồi, chẳng lẽ không phân biệt được đó chỉ là đôi giày Salvatore fake? Ngay cái hộp, cái bàn đặt hộp cũng là ở chợ bên Quảng Châu. Chủ nhân bức ảnh bán hàng fake, chẳng hiểu sao các shop khác lại lấy ảnh fake về rồi đòi bán hàng xịn? Rốt cuộc, chỉ có người mua là khổ”.

 

V.P còn cho biết thêm, cô đã chứng kiến rất nhiều người mua hàng qua mạng xã hội bị “thịt lừa” không ít tiền cho những món đồ như thắt lưng, giày, vòng, trang sức hàng hiệu trị giá từ 5 triệu cho tới 20 triệu. Những kẻ lừa đảo lên mạng lấy đại ảnh của một shop nào đó, rồi đăng lên Facebook mình và rao giá. Nếu không có kiến thức hàng hiệu, người mua online rất dễ trở thành nạn nhân.

 

Cách đây không lâu, trên Facebook cũng ồn ào vụ một shop online bán áo Burberry fake với giá xịn, bị cư dân mạng bóc mẽ “thảm hại”.

 

Nhưng trước khi vụ bóc mẽ bị lôi ra ánh sáng, thì cô chủ hàng cũng đã kịp thu kha khá tiền từ những khách hàng không phân biệt được áo Burberry xịn hay fake, mà chỉ thấy bán rẻ hơn web nhiều lần đã nhắm mắt mua vội.

 

Xem ra, những cái bẫy hàng hiệu trên mạng xã hội vẫn cứ tiếp diễn và biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Trên một thị trường gần như “trôi nổi”, không ai quản lý, thẩm định sản phẩm như thế, người tiêu dùng cần tỉnh táo để không tự biến mình thành “gà” cho các shop lừa đảo “chăn dắt”.


Theo Kenh14.vn/Tri Thức Trẻ

 

 

Trang tin doanh nghiệp: http://doanhnghiep24hvn.com

 

 

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>