bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
Suy giảm năng lượng sống

Suy giảm năng lượng sống

 Khởi nguồn giảm năng lượng sống

 

Điển hình như hiệu ứng nhà kính. Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Là tất cả các chất có trong khí quyển bao gồm những chất sẵn có và những chất do hoạt động kinh tế xã hội của con người, đặc biệt là sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai thức sử dụng đất mà ra như: CO2, CH4, N2O… Từ hiệu ứng nhà kính này, trái đất nóng lên và gây ra biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước… khiến cho hoạt động sản xuất cả nông nghiệp và công nghiệp… bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Đáng tiếc là Việt Nam lại nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với nhiệt độ trung bình tính trong vòng 50 năm qua đã tăng khoảng 0,5-0,7oC, mực nước biển dâng cao 20cm. Nhưng so với các nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam, thì phải nói Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực dễ bị tổn thương nhất.

 

Theo diễn tiến biến đổi khí hậu mà các nhà khoa học tài nguyên môi trường nghiên cứu, đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2-3 độ, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng 75cm đến 1m so với thời kỳ đầu thập niên 80 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Mà nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ ngập úng.

 

Trong đó, TP HCM sẽ bị ngập hơn 20% diện tích. Với tình trạng thiên tai ấy thì không chỉ kinh tế thiệt hại mà con người cũng bị thiệt mang do nóng bức, các bệnh truyền nhiễm do thiên tai gây ra, hệ sinh thái thay đổi theo chiều hướng xấu dẫn đến thay đổi môi trường sống, sự phân bố của động vật hoang dã, đồng thời làm giảm da đạng sinh học…

 

 

Như ở Việt Nam, chỉ tính trong 10 năm gần đây nhất, các loại thiên tai như bão, lũ, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn… đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, tài sản thiệt hại chiếm 1,5% GDP/năm.

 

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính để rồi tất cả năng lượng phục vụ cho đời sống con người bị suy giảm nghiêm trọng?

 

Theo nghiên cứu của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, nguyên nhân chính là công cuộc công nghiệp hóa của con người. Bởi như đã nói ở trên, hiệu ứng nhà kính là quá trình nóng lên trái đất do các thành phần có trong bầu khí quyển. Các thành phần ấy, ngoài những chất có sẵn, còn lại là do các hoạt động kinh tế, xã hội của con người thải ra. Trong khi một trong những hoạt động kinh tế - xã hội chính của con người là sản xuất công nghiệp, cho nên đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng khí thải thải ra nhiều nhất.

 

Cũng nghiên cứu của Ban Liên Chính phủ cho biết: Trong số các khí chính gây hiệu ứng nhà kính, CO2 được coi là khí có ảnh hưởng nhiều nhất, cụ thể, nồng độ chất này có trong khí quyển vào những năm trước thời kỳ công nghiệp hóa là 280ppm (phần triệu thể tích) đã tăng lên gần 400ppm vào năm 2005, như vậy trung bình mỗi năm tăng gần 1,5ppm trong giai đoạn 1960-2005 và 1,9ppm vào 10 năm giai đoạn 1995-2005.

 

Sống trong… độc hại

 

Không chỉ hiệu ứng nhà kính, một nguyên nhân tưởng như không phải do con người trực tiếp gây ra làm ảnh hưởng đến năng lượng sống của con người mà việc “tự đầu độc” nguồn thức ăn, nước uống của chính con người hiện nay cũng gây tác hại như vậy. Về “cơ chế”, nguồn thức ăn, nước uống do chính con người tạo ra và khai thác là để tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, mang lại năng lượng dồi dào cho con người.

 

Thế nhưng, vì lợi ích kinh tế, nhiều người sẵn sàng sử dụng độc chất cho vào nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể này để “đẹp mắt”, chống thối… nhằm hạn chế tối đa “tổn thất” của những người cung cấp và đương nhiên “hệ quả” của việc làm ấy thay vì mang lại năng lượng sống đúng như “cơ chế” của nó lại làm nguy hại đến sức khỏe. Chắc có lẽ không phải kể ra đây cụ thể những thực phẩm nào bị đầu độc. Bởi thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã phản ánh đầy đủ, chi tiết không những tên những loại thực phẩm bị “đầu độc” mà còn cả quy trình, “bí quyết” để thực hiện việc “đầu độc” ấy.

 

Nói chung, đều từ hóa chất có nguồn gốc của Trung Quốc. Và vấn đề là bất kỳ đâu cũng thấy những thực phẩm như vậy, từ nhập khẩu đến nội địa, từ ngoài chợ đến siêu thị… đến nỗi con người phải bất lực, phó mặc bản thân mà nói rằng: “thôi thì đằng nào cũng chết, cứ “nhắm mắt đưa chân” mà ăn chứ không thể phân biệt đâu là thực phẩm sạch và không sạch”.

 

Rồi cả nguồn nước được gọi là sạch nhưng thực tế chẳng sạch chút nào do nhiễm asenic, một chất độc có thể gây ung thư ở khu vực Hà Nội. Hay cả nước “tinh khiết”, “nước khoáng”, nước uống bổ dưỡng được coi là để thanh lọc cơ thể và tăng cường sinh lực cũng được sử dụng những hóa chất độc hại để “tẩy” trông cho sạch hoặc bổ sung vào nước nhằm cho hấp dẫn về mặt hình thức như màu sắc, hương, vị…

 

Giải pháp “kiềng ba chân”

 

Vậy giải pháp nào cho tình trạng hiệu ứng nhà kính, độc hại bủa vây mọi mặt trong đời sống con người để cải thiện năng lượng mà con người đang bị suy giảm? Chắc chắn chỉ có thể theo giải pháp: “Con người gây ra chuyện gì thì chỉ có con người giải quyết hậu quả ấy”. Theo Quyết định Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ chiến lược con người phải chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu bằng cách cảnh báo sớm, giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai, bảo đảm an ninh lương thực và tài nguyên nước…

 

Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế; Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài có sức chống chịu tốt với biến đổi khí hậu, bảo tồn nguồn gen và các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.

 

Cùng với đó, phải giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên cơ sở phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, năng lượng vũ trụ, nhiên liệu sinh học…; Rà soát quy hoạch và phát triển thủy điện hợp lý, đa mục tiêu, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng 20.000-22.000MW. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới ít phát thải khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu phát thải cacbon thấp, tiến tới năm 2020, 90% các cơ sở sản xuất công nghệ sản xuất sạch và tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu…

 

Về chất lượng an toàn thực phẩm không có cách nào khác là sử dụng giải pháp “kiềng ba chân”, nghĩa là cơ quan quản lý, người tiêu dùng và người cung cấp để tẩy chay thực phẩm bẩn. Đối với cơ quan quản lý, sửa đổi và bổ sung những bất cập trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương. Bổ sung nhân sự vào đội ngũ thanh tra hiện đang quá mỏng - với khoảng 300 người - nhưng lại thanh tra trên toàn quốc, các chế tài nghiêm minh, đủ sức phòng ngừa, răn đe…

 

Đối với người tiêu dùng, phải biết thể hiện “quyền lực” của mình rằng, biết tẩy chay hàng bẩn, độc hại, nâng cao ý thức tiêu dùng và phối hợp với cơ quan quản lý trong việc phát hiện - thông báo thực phẩm bẩn. Còn với người cung cấp, hãy lấy lương tri làm trọng trong việc cung cấp, phân phối thực phẩm của mình v.v…

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>