bột lá nếp
cao chè vằng quảng trị
Tin Nóng doanh nghiệp
bột màu thực phẩm hoa đậu biếc
XU HƯỚNG KÉO DÀI TUỔI THỌ CỦA CON NGƯỜI

XU HƯỚNG KÉO DÀI TUỔI THỌ CỦA CON NGƯỜI

 Năm 1689, một linh mục ở thành phố Breslau (Ba Lan) đã thống kê những thời điểm trong cuộc đời, con người dễ từ bỏ cuộc đời nhất.

 

Tuy nhiên, chỉ đến khi những kết quả đầu tiên của công trình nghiên cứu do nhà thiên văn học Edmond Halley thực hiện, về sao chổi và những tiên đoán về sự quay trở lại của một ngôi sao chổi vào năm 1758, nhân loại mới có những hình dung rõ nét về khả năng tồn tại và biến mất của con người vào một thời điểm nào đó trong vòng đời.

 

Điều đó có nghĩa là suy đoán về tỉ lệ người chết gia tăng vào lứa tuổi 49 hay 63 là hoàn toàn không có cơ sở. 

 
Cách tính tuổi thọ trung bình ở các quốc gia và khu vực hiện tại vẫn chưa thể đạt mức chính xác.
 
 
Sở dĩ như vậy là vì tỉ lệ tử vong ở trẻ em quyết định rất cao đến mức sụt giảm tuổi thọ trung bình.
 
 
Cũng theo các nhà nghiên cứu, những người sống sót qua giai đoạn cam go thời thơ ấu có khả năng đạt tuổi thọ đáng mơ ước hơn những người bình thường.
 
Xu hướng kéo dài tuổi thọ của con người 1
Những người sống sót qua giai đoạn cam go thời thơ ấu có khả năng đạt tuổi thọ đáng mơ ước 
hơn những người bình thường
 
Khi The Beatles thu âm ca khúc When I’m 64 vào năm 1966, độ tuổi 64 là mơ ước của tất cả mọi người. Thời điểm này, có tới 2,5 % trẻ em tử vong trước tuổi 16. Những người sống sót qua giai đoạn thơ ấu có 85% nữ giới “chinh phục” được “đỉnh cao” 64, và con số này ở nam giới là 74%.
 
 
Điều này chứng tỏ số mệnh con người phụ thuộc khá lớn vào lối sống lành mạnh, và nam giới phải nhận một kết cục không may cho việc thiếu trân trọng việc dưỡng thân, điều mà phụ nữ làm khá tốt.
 
 
Đến năm 2009, cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại và điều kiện vật chất, chưa tới 1% trẻ em tử vong trước tuổi 16, và tỉ lệ người đạt 64 tuổi tăng lên 92% ở nữ giới và 87% ở nam giới. Điều này đóng góp rất lớn vào có số tuổi thọ trung bình của phụ nữ (82) và nam giới (78) của thế giới. 
 
 
Các số liệu về tuổi thọ gần như không có ý nghĩa trong nhiều thời điểm lịch sử, ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới.
 
 
Hành trình truy quét quân đội Napoleon từ Moscow tới Thủ đô Paris (Pháp) của quân đội Nga tháng 9/1812 từng làm 400.000 người thiệt mạng, khiến tuổi thọ trung bình thời điểm này ở Pháp sụt giảm thảm hại chỉ còn 23.
 
 
Dịch cúm kinh hoàng những năm 1918 – 1919 tiếp tục cướp của phụ nữ nước này 10 năm tuổi thọ trung bình. Đại dịch AIDS cũng là nguyên do khiến tuổi thọ trung bình của người dân Nam Phi giảm từ 63 (1990) xuống 54 (2010). 
 
 
Ở Việt Nam, vào năm 1970, tuổi thọ trung bình chỉ là 48 và hiện nay đã tăng lên 75. Ở một số quốc gia, sự bất bình đẳng về màu da còn lây lan sang cả tuổi tác.
 
 
Năm 1901, tuổi thọ của nam giới da đen ở Mỹ là 32, với tỉ lệ tử vong trước tuổi 20 là 43%. Trong khi đó ở nam giới da trắng, các con số tương ứng là 48 và 24%.  
 
 
Kỷ niệm 100 năm của phong trào dân quyền, khoảng cách về tuổi thọ của người da trắng và da đen vẫn là một vấn đề nhức nhối âm ỉ. 
 
Xu hướng kéo dài tuổi thọ của con người 2
Chắc chắn trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ ra đời trong một không gian có rất nhiều người cao tuổi
 
Dân số thế giới hiện tại là 7 tỉ người và có thể còn có xu hướng tăng thêm. Điều này đặt ra nhiệm vụ cần có những dự đoán hợp lý về tuổi thọ con người hiện đại.
 
 
Theo dự tính, nếu điều kiện y tế được cải thiện hơn nữa, ở Vương quốc Anh, có thể đạt tuổi thọ trung bình là 90 ở nam giới và 94 ở nữ giới. 32% nam giới và 30% nữ giới cũng được kỳ vọng là sẽ vượt ngưỡng 100 tuổi vào năm 2112.
 
 
Liên Hiệp Quốc đã ước tính rằng tỉ lệ người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ năm 2007 đến năm 2050. Tỉ lệ sinh thấp và mọi người sống lâu hơn sẽ mở ra tương lai có 2 tỉ người trên 60 tuổi và 400 triệu người trên 80 tuổi trên toàn thế giới vào năm 2050.

 
Rõ ràng việc khẳng định như đinh đóng cột về tuổi thọ con người là điều khó khăn, nhưng chắc chắn trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ ra đời trong một không gian có rất nhiều người cao tuổi. 

26 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>